Đầu năm 2025, tình hình nhập khẩu tôm tại các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Mỹ, Trung Quốc và EU có những biến động đáng chú ý.
Với 65 km đường bờ biển, tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; trong đó nuôi tôm nước lợ được xác định là ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
Những tháng đầu năm 2025, người nuôi tôm tại các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi bởi giá tôm đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận lớn cho bà con nông dân. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh giá tôm xuống thấp trong gần 2 năm qua.
Tiếp tục phát huy vị thế, nắm bắt tốt cơ hội thị trường trong xu hướng mới, ngành hàng tôm phải chủ động cải thiện các điều kiện sản xuất, chuẩn hóa từ sản xuất đến thương mại.
CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2025 với doanh số tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 85% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với tháng 1, doanh số có sự suy giảm 19%.
Sau thời gian dài rớt giá, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, qua đó, giúp người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới, để kỳ vọng về vụ tôm 2025 thằng lợi về giá năng suất lẫn giá bán.
Từ đầu năm đến nay giá tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau tăng cao, nông dân trúng đậm.
Mặc dù ngành tôm dù được dự báo sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có những tín hiệu tích cực mang lại sự kỳ vọng cho doanh nghiệp và người nuôi; trong đó, có người nuôi tôm Bạc Liêu.
Động thái áp thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, Canada, Mexico… mang lại cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là tôm với doanh số xuất khẩu khả quan tăng 28% trong tháng đầu năm.
Tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vụ tôm nguyên liệu đầu năm nay, giá tăng đột biến nên nông dân trúng đậm, lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy 'giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch'. Tôm công nghệ cao được thiết kế với 'chi phí biến đổi và khấu hao thấp' đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Trong năm 2025, thị trường thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ có nhiều biến động, với các yếu tố như thay đổi thói quen tiêu dùng, chính sách thuế quan và biến động cung cầu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng tốt trong tháng đầu tiên của năm 2025, xuất khẩu tôm hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về nguồn cung nguyên liệu, đi kèm với những ẩn số liên quan đến thị trường Mỹ.
Hạ tầng vùng nuôi tôm nhiều nơi chưa bảo đảm, nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu, nguy cơ dịch bệnh lớn, giá thành sản xuất cao... Đây là những khó khăn ngành tôm phải vượt qua để đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm nay.
Ngày 14/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.
Năm 2025, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng xuất khẩu tôm đã có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, EU) khi doanh số xuất khẩu tôm việt Nam đều tăng; đặc biệt là những thay đổi về chính sách thuế của Mỹ đối với một số nước như Ecuador, Trung Quốc có thể là cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam ở thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam.
Ngày 14-2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025. Hội nghị nhằm đánh giá những tồn tại, hạn chế và đề ra những giải pháp để phát triển ngành tôm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 4,3 tỷ USD.
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã cổ phiếu MPC) kỳ vọng công nghệ nuôi tôm sinh học do tập đoàn tự phát triển với tên gọi MPBio 5 trong 1 sẽ phát huy hiệu quả trong thời gian tới.
Năm 2025, xuất khẩu tôm được kỳ vọng ở các thị trường tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc và hướng đến mục tiêu xuất khẩu trên 4 tỷ USD.
Giá vốn tăng cao nên dù đã nỗ lực tiết giảm chi phí bán hàng, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã: MPC) ghi nhận số lỗ tới 190 tỷ đồng trong quý IV/2024, nâng số lỗ cả năm lên gần 235 tỷ đồng. Đây là năm lỗ trăm tỷ liên tiếp thứ 2 của đơn vị này.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, đến nay tỉnh xấp xỉ đạt chỉ tiêu Kế hoạch phát triển 4.000 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025.
Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, sản phẩm tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 1/2025 với giá trị xuất khẩu đạt 273,349 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ và chiếm tới 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Ðóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua cộng đồng doanh nghiệp (DN) không ngừng nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế tỉnh. Năm 2025 được dự báo với nhiều thời cơ, vận hội nhưng thách thức cũng không nhỏ, nhiều DN đang kỳ vọng vào năm mới thắng lợi.
'Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài', ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện ủy Thới Bình, khẳng định.
Ngày mai (3/2, tức mùng 6 Tết), các doanh nghiệp sẽ quay trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, đến thời điểm này đã đầy ắp đơn hàng đến tận giữa năm, điều này mở ra hi vọng về một năm mới làm ăn khởi sắc.
Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch xuất khẩu đơn hàng ngay từ những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện Việt Nam đang nắm giữ sản lượng hơn 1,2 triệu tấn trong năm 2024.
Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, ngành tôm vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ vào nỗ lực, quyết tâm và các chiến lược hợp lý. Trong thời gian tới, ngành cần chuyển đổi tư duy, không chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, mà phải ưu tiên tính bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và giá trị sản phẩm.
Năm 2024, Thủy sản Sóc Trăng là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, đứng sau là Minh Phú, Minh Phú Hậu Giang, Sao Ta và Thủy sản Cà Mau...
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.
Ngành tôm năm 2024 vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn. Theo giới chuyên gia, để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, ngành tôm cần được tạo động lực để bứt phá.
2 tài xế điều khiển 2 ô tô tải đang vận chuyển 1.130 kg tôm có bơm tạp chất đi từ huyện An Minh đến Tp.Hà Tiên, thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Cuộc chiến thương mại đã chuyển hướng nhu cầu của Mỹ về hải sản Trung Quốc sang các sản phẩm thay thế của Việt Nam, đặc biệt là cá tra. Vào năm 2018, Việt Nam đã đáp ứng thành công các tiêu chuẩn tương đương nghiêm ngặt hơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đối với xuất khẩu cá tra, đảm bảo tiếp cận thị trường này.
Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỉ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Theo VASEP, người nuôi tôm cần được tạo động lực từ cơ chế vay vốn cũng như việc kiểm soát lưu thông, hạn chế tiêu thụ tôm giống kém chất lượng…
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Nhờ nhu cầu phục hồi tích cực tại hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng với việc các doanh nghiệp tiếp tục giữ được chỗ đứng tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…nên xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023…
Xuất khẩu tôm tại vùng ĐBSCL năm qua đối diện nhiều khó khăn về thiếu nguồn nguyên liệu, giá vận tải tăng đột biến. Tại Cà Mau – địa phương có thế mạnh xuất khẩu tôm, vẫn vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức đặt ra cho xuất khẩu tôm vẫn còn nhiều phía trước.
Nếu như ngành rau quả có 'át chủ bài' là sầu riêng thì ngành thủy sản vẫn đang loay hoay tìm động lực tăng trưởng mới
Ngày 24/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận niêm yết 35,4 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi (mã UXC) trên sàn giao dịch UPCoM.