Lý do hoãn cưỡng chế thu hồi đất 58 hộ dân dự án cải tạo di tích Gò Đống Thây

UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội

Mỗi năm tháng 3 hoa gạo nở đỏ rực ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội khiến du khách đến vãn cảnh ngôi chùa ngàn năm tuổi thích thú.

Ngôi chùa nào được Cao Biền xây để trấn yểm long mạch đất Việt?

Ít ai biết rằng ngôi chùa nổi tiếng này có liên quan đến một 'nghi án' phong thủy về việc Cao Biền dựng chùa trấn yểm nước Nam. Câu chuyện này gắn với ngọn núi mà ngôi chùa này được xây dựng trên đỉnh.

Quả chuông thời Gia Long ở chùa Đạo Tú, Bắc Ninh

Chùa Đạo Tú tên chữ là 'Bồi Khánh tự' xưa thuộc xã Đạo Tú, tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc địa phận khu phố Đạo Tú, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Hiện nay tại chùa Đạo Tú còn bảo lưu nhiều di vật cổ giá trị, trong đó độc đáo nhất là quả đại hồng chung 'Đô Hồ tự chung' đúc vào đầu triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long 16 (1817).

Ngôi chùa sở hữu tượng Phật bằng đồng 'khủng' nhất Thủ đô

Chính điện của ngôi chùa cổ này là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952.

Đình Hàng Kênh - Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia tại Hải Phòng

Đình Hàng Kênh, một trong hai ngôi đình (cùng với đình Kiền Bái – Thủy Nguyên) có niên đại sớm nhất và đẹp nhất ở Hải Phòng. Đến nay Đình Hàng Kênh vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn các yếu tố gốc từ lúc khởi dựng và được xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia ngay từ đợt đầu, năm 1962.

Vẻ đẹp nghìn tuổi của ngôi chùa cổ kính giữa lòng Hà Nội

Nằm nép mình giữa những con phố sầm uất của thủ đô Hà Nội, Chùa Ngâu như một ốc đảo bình yên, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh.

Xác minh, làm rõ nghi vấn 'biển thủ' tiền công đức tại Đền Ông Hoàng Mười

Chiều 29/2, ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) cho biết, huyện đã đề nghị Cơ quan Công an phối hợp với các đơn vị chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung báo chí phản ánh nghi vấn cán bộ Ban Quản lý Đền Ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) 'biển thủ' tiền công đức.

Công an xác minh nghi vấn biển thủ tiền công đức tại Đền Hoàng Mười

Trước nghi vấn cán bộ Ban quản lý đền Hoàng Mười biển thủ tiền công đức, huyện Hưng Nguyên đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

Những ngôi chùa cổ và linh thiêng nhất ở miền Bắc

Đi chùa, đi đền vào dịp đầu năm là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Mỗi ngôi chùa dù lớn hay nhỏ đều có lịch sử, kiến trúc độc đáo, thu hút rất nhiều người đến tham quan, vãn cảnh. Ngoài ra, những ngôi chùa linh thiêng này còn là nơi cầu an cho bản thân và gia đình.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An thu hút hàng nghìn du khách

Thống kê từ Ban quản lý di tích đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên - Nghệ An) từ ngày mồng 1 đến mồng 8 Tết Giáp Thìn đã đón hơn 45.000 người dân và du khách thập phương đến cầu an đầu năm.

Thú vị sách giới thiệu '1.000 điểm đến đồng bằng Bắc Bộ'

Dù bước sang tuổi 75, tiến sĩ chuyên ngành công nghệ thông tin Nguyễn Chí Công vẫn có niềm đam mê với các di sản dân tộc. Hồi tháng 12/2023, ông ra mắt tập sách viết về 1.000 di tích khắp khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Hơn 30 nghìn du khách đến đền Ông Hoàng Mười cầu an trong dịp Tết

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An được xem là điểm đến văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng xứ Nghệ. Vì vậy, đây là nơi được đông đảo người dân đến cầu an.

Giới trẻ rủ nhau đi chùa Ngọc Hoàng cầu duyên ngày Valentine

Mùng 5 Tết Giáp Thìn trùng với ngày Valentine 14-2 nên từ sáng sớm, chùa Phước Hải, quận 1, TP.HCM, đã có nhiều bạn trẻ đến cầu duyên.

Ngắm gần 400 con rồng chạm khắc tinh xảo trong ngôi đình cổ ở trung tâm đất Cảng

Trải qua hơn 300 năm, đình Hàng Kênh ở TP Hải Phòng vẫn giữ được nét điêu khắc tinh xảo với gần 400 con rồng quấn quýt, hòa quyện cùng hoa lá, cỏ cây, chim, phượng.

Con rồng trên Cửu đỉnh Huế

Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: 'long, lân, quy, phụng', xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.

Khoảnh khắc tâm linh đêm Giao thừa

Đi lễ chùa xin lộc đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống rất đẹp không thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Chùa Keo - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia và kiến trúc độc đáo thế kỷ 17

Chùa Keo được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17 với kiểu 'Nội công ngoại quốc'.

Đầu năm, du xuân tại ngôi chùa gần nghìn năm tuổi linh thiêng ở Hà Nội

Nằm thâm nghiêm, an tĩnh trong ngôi làng nhỏ tại huyện Thanh Trì, chùa Ngâu không chỉ là địa điểm linh thiêng, gắn bó với người dân làng, mà còn gây ấn tượng với những du khách từ phương xa bởi vẻ đẹp cổ kính.

Yên Tử lắng sâu cội nguồn văn hóa

Đường về Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) hanh hao gió nhẹ. Hàng đại cổ thụ viền lá hanh vàng, còn ít bông trắng đã mãn chắt chiu tỏa hương cuối mùa. Sang đông, lá rụng về cội, thân cành khẳng khiu mà vẫn vững chãi giữa cao xanh hút linh khí non thiêng. Đoàn chúng tôi lần bước trên từng bậc đá. Cội tùng tỏa bóng. Những xù xì bạc mốc trên thân là minh chứng cho nước gội thời gian. Cây vẫn đứng đó mấy trăm năm trơ gan cùng tuế nguyệt.

Ngôi chùa cổ ngàn năm ẩn mình trong hang đá, mặt hướng biển ở Hải Phòng

Chùa Hang được người xưa xây dựng trong một hang đá, mặt trước hướng ra biển Đồ Sơn (Hải Phòng) mênh mông. Nơi đây hàng năm thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, chiêm bái.

Hà Tĩnh có thêm 1 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, đền thờ Phạm Tôn Tuyển ở xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Ngôi chùa gần 400 tuổi, kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ lim quy mô bậc nhất Việt Nam

Trải qua gần 400 năm thăng trầm bể dâu, chùa Keo vẫn ôm ấp nguyên vẹn trong mình những dấu ấn của lịch sử, của văn hóa và kiến trúc nghệ thuật thời hậu Lê.

Thương nhớ pơ lang

Ở Tây Nguyên, cứ khoảng tháng 11 âm lịch là bắt đầu mùa hoa pơ lang nở. Lâu nay, cũng có người nhầm lẫn hoa pơ lang nở vào tháng 3 dương lịch như hoa gạo ngoài Bắc hoặc một số nơi ở vùng duyên hải miền Trung.

Lễ giỗ Đức thánh quan Hoàng Mười tại đền Chợ Củi

Lễ giỗ Đức thánh quan Hoàng Mười tại đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sáu chùa Bà nổi tiếng ở Hà Nội

Chùa chiền là một nét văn hóa đặc trưng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Du khách phương xa khi đến với Hà Nội, ngoài việc ghé thăm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực vô cùng đặc sắc, cũng như tận hưởng nếp sống đặc trưng của người dân nơi đây, thì không thể không đi lễ chùa. Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 6 ngôi chùa Bà vô cùng nổi tiếng.

Những hình ảnh đầu tiên tại địa điểm diễn ra đám cưới của Puka và Gin Tuấn Kiệt tại Cam Ranh

Dàn khách mời đều tỏ ra thích thú, hào hứng trước sự chu đáo của Puka và Gin Tuấn Kiệt.

Chùa Hang đất Cảng cái nôi đầu tiên khi đạo Phật vào Việt Nam?

Chùa Hang có tên chữ là Cốc Tự, là một ngôi chùa cổ đã có từ lâu đời, theo tài liệu ghi chép được, chùa Hang có từ trước Công nguyên và nơi đây đã lưu giữ nét tâm linh độc đáo của thành phố Cảng, nhưng đồng thời đây cũng chính là một trong những cái nôi đầu tiên mà đạo Phật du nhập vào nước ta.

Đề xuất thành lập khu phố Ba Son

Đề xuất thành lập khu phố Ba Son được Trưởng phòng Nội vụ quận 1 nêu ra tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM về công tác sắp xếp khu phố trên địa bàn quận.

Cử hành lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Sáng 24-9 (nhằm ngày 10-8 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), Sở VH-TT-DL tỉnh tổ chức lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du nhân 203 năm (1820-2023) ngày mất của ông.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cùng con cháu đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Đề nghị xếp hạng chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai) là di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 22-8, UBND huyện Thanh Oai phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị thông qua dự thảo hồ sơ đề nghị nâng cấp xếp hạng di tích chùa Bối Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai) là di tích quốc gia đặc biệt.

Sắp xếp lại khu phố, ấp tại TPHCM, làm tinh gọn, không phiền hà người dân

TPHCM hiện đang triển khai sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn theo Quyết định số 3009 năm 2023 của UBND TP.

Du lịch chùa Bà Đanh - Núi Ngọc trên không gian số

Du khách chỉ cần quét mã QR-code hoặc truy cập website: http://chuabadanh.cargis.vn là có thể xem video, hình ảnh 360 độ và nghe thuyết minh.

5 ngôi chùa cổ không thể bỏ qua khi đến Thạch Thất - TP. Hà Nội

Song song với những hoạt động của vòng Chung kết Press Cup 2023 diễn ra tại Học viện Viettel - Thạch Thất, người làm báo có thể ghé thăm những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của địa phương này.

Chùa Nhẫm Dương: Thần bí huyền thoại, thấm đẫm tình đời

Là nơi thờ Phật sùng đạo, nhưng chùa Nhẫm Dương lại sâu nặng việc đời. Đây là một địa danh không chỉ có giá trị về văn hóa, đa dạng sinh học, khảo cổ học… mà có giá trị về mặt quân sự, trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, từ ngàn năm xưa đến thời nay, được vinh danh 'Khu di tích quốc gia đặc biệt' của đất nước.