Chiều 27/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Long An, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Bắc Kạn do Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh -Hoàng Duy Chinh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tại Miễu Ông Bần Quỳ và đền tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, huyện Tân Trụ.
Huyện Ninh Giang (Hải Dương) đã thống nhất dự kiến phương án lấy tên đối với 5 xã mới sau sáp nhập gồm: Ninh Giang, Vĩnh Lại, Khúc Thừa Dụ, Tân An và Hồng Châu.
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển với khát vọng đổi mới, TP.Tân An, tỉnh Long An nỗ lực không ngừng để 'thay da, đổi thịt', xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông của tỉnh.
TP.Tân An, tỉnh Long An được xem là cửa ngõ đi vào TP.HCM, đồng thời là địa bàn quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Với vị trí và vai trò chiến lược ấy, từ những ngày mở đất, vùng đất Vũng Gù (Tân An ngày nay) đã được chọn lựa để dừng chân, phát triển kinh tế và dựng xây phòng tuyến bảo vệ quê hương. Sau từng ấy năm, Vũng Gù ngày ấy đã trở thành thành phố trẻ đang trên đà bứt phá vươn lên.
Dù có thể đã nghe tên thành phố này nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa thật sự phía sau tên gọi. Được biết, cái tên đặc biệt đó xuất phát từ loại cây mọc rất nhiều ở địa phương.
Đã thành thông lệ, cứ đến gần ngày 11/9 Âm lịch hàng năm, người dân khu vực Vàm Nhựt Tảo (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) và khu vực Xóm Nghề (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức) lại nô nức chuẩn bị ngày giỗ Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực. Trước chính lễ mấy ngày, tại Khu di tích lịch sử (DTLS) Vàm Nhựt Tảo và Khu DTLS Xóm Nghề đông đúc người vào ra chuẩn bị. Mỗi người một việc, cùng nhau góp sức để lễ giỗ diễn ra trang nghiêm. Đó là tấm lòng mà thế hệ sau dành cho người anh hùng chẳng sợ hy sinh, quyết đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
y không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…
Tại lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024), hàng ngàn khách thập phương đã đến tham quan. Bếp ăn từ thiện đã đỏ lửa đêm ngày để nấu những suất ăn ngon miễn phí cho bà con.
Tối 28/9, tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) diễn ra Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024).
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thời niên thiếu tên là Nguyễn Văn Lịch. Ông sinh năm Mậu Tuất 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán ở xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì đất nước, hằng năm, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Kiên Giang và nhân dân các tỉnh lân cận tổ chức lễ cúng giỗ Nguyễn Trung Trực trong 3 ngày (26-28/8 âm lịch). Như thông lệ, với tinh thần tự giác, gắn kết cộng đồng rất cao, hiện, người dân khắp nơi đã về thành phố Rạch Giá ngày một đông đúc để làm các việc thiện nguyện như chính những người thân trong cùng một gia đình.
Tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 trường THPT đều mang tên 2 danh nhân yêu nước, 2 người con ưu tú của quê hương. Nếu Nguyễn Thông là nhà trí thức yêu nước, sĩ phu tài ba, đức độ thì Phan Văn Đạt là lãnh tụ nghĩa quân chống thực dân Pháp nổi bật tại quê hương ông - huyện Tân Thạnh, phủ Tân An (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Dù có thể đã nghe tên thành phố này nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa thật sự phía sau tên gọi. Được biết, cái tên đặc biệt đó xuất phát từ loại cây mọc rất nhiều ở địa phương.
Cần Đước nổi tiếng với gạo đặc sản Nàng Thơm chợ Đào, là một trong những cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ, có đình Vạn Phước - nơi thờ phụng đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại,... Ngày nay, Cần Đước đang từng bước vươn mình, vừa phát triển công nghiệp, vừa xây dựng huyện nông thôn mới cùng với giữ gìn những nét văn hóa của huyện điển hình về văn hóa.
Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024.
Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024.
Những ngày cuối tháng 4/2024, nắng nóng như đổ lửa nhưng tôi vẫn có một chuyến điền dã, tìm hiểu thực tế về nơi chôn nhau cắt rốn của gia đình ông Cao Văn Lầu tại vùng đất Thuận Mỹ - miền hạ của huyện Châu Thành, với sự hướng dẫn của Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy - Văn Ngọc Hạo và lãnh đạo UBND xã Thuận Mỹ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người tài hoa, có công sáng tác bản Dạ cổ hoài lang nổi danh cả nước, đặt nền tảng cho bản vọng cổ ngày nay. Ông là người con của huyện Châu Thành, tỉnh Long An và hiện nay, người thân của ông vẫn sinh sống trên mảnh đất xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành và TP.Tân An.
Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1821, quê quán ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Kê, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng ông nổi tiếng ở khắp cả Nam Kỳ, nhất là xứ Gò Công (quê vợ).
Huyện Bến Lức, tỉnh Long An đang từng bước khai thác và phát huy thế mạnh du lịch với nhiều loại hình: Du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,... Đặc biệt, huyện quan tâm phát huy giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử trong quảng bá du lịch.
Đây là thành phố của một trong những tỉnh lớn nhất miền Tây Nam Bộ, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, nông nghiệp, lâm nghiệp…
Sáng 15/11 (nhằm mùng 03 tháng 10 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến (ấp Chợ Trạm, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) diễn ra Lễ giỗ lần thứ 140 Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến.
Ngày 02/11, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình đến huyện Châu Thành, tỉnh Long An để khảo sát vị trí xây dựng Di tích lịch sử văn hóa Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành.
Nổi tiếng với câu nói bất hủ 'Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây', anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - thủ lĩnh nghĩa quân đầu tiên đánh chìm một tiểu hạm của giặc phương Tây trên sông Nhật Tảo năm 1861, vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, lễ giỗ ông ngày nay trở thành ngày trọng đại của nhân dân Việt Nam, thể hiện đạo lý 'uống nước nhớ nguồn' và tấm lòng thành kính của con cháu hậu duệ đối với vị nhân sĩ nặng lòng yêu nước, thương dân, có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Sáng 26/10, tại Khu di tích lịch sử Xóm Nghề xã Thạnh Đức, Huyện ủy, UBND, HĐND, UBMTTQ Việt Nam huyện Bến Lức (tỉnh Long An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh.
Sáng 26/10, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Bến Lức tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích lịch sử Khu vực Xóm Nghề (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa.
Hàng năm, vào ngày 11 và 12/9 Âm lịch, người dân khắp nơi lại tụ họp về Xóm Nghề (ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) để dự ngày giỗ cụ Nguyễn Trung Trực. Riêng người dân Xóm Nghề, cứ vào ngày giỗ cụ lại lập bàn hương án trước nhà để tưởng nhớ người Anh hùng dân tộc (AHDT).
Ngày 02/02/2023, Bộ văn hóa thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 151/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó sẽ là cú hích để ngành du lịch Kiên Giang phát triển mạnh mẽ du lịch văn hóa tâm linh.
Ngày 02/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quyết định đưa 'Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực' thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) - lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh, vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhân kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2023), tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức đón nhận Bằng di sản này. Đây là lễ hội độc đáo, đặc trưng nơi vùng sông nước miền Tây Nam bộ.
Từ ngày 10-12/10/2023, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức cùng với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội đặc sắc này.
Sáng 11-10, Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023) được tổ chức long trọng tại tượng đài Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá (Kiên Giang). Dự lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Đại tướng Lê Hồng Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và đông đảo người dân.
Tối 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia 'Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực-thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang' và khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).
Tối 10/10, tại Quảng trường Trần Quang Khải, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – TP Rạch Giá' và kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).
Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023), còn gọi là Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực diễn ra từ ngày 10 đến 12/10 (tức ngày 26 đến 28/8 Âm lịch) tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Bước qua cánh cổng gỗ đã thấy trước mắt là một không gian mướt xanh màu lá cùng ánh nắng vàng soi rọi bức cuốn thư dựng trước ngôi nhà chính. Trên bức cuốn thư nổi bật hình ảnh một linh vật được tạo hình từ những mảnh gốm nhiều màu sắc. Linh vật có đầu rồng thân ngựa, mình có vẩy cá, trên lưng là một bó sách gồm 5 cuốn, với thanh gươm giắt buông xuống ngang bụng.
Tình yêu thương, nỗi nhớ nhung chính là chất xúc tác để Cao Văn Lầu sáng tác nên 'Dạ cổ hoài lang', bản ca cổ lừng danh được người dân miền Tây Nam bộ và cả nước say mê. Ít ai biết, bản cổ nhạc còn góp một chiến công trong cuộc cách mạng giải phóng đất nước.
Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.