Hò Cửa đình, múa hát Bài Bông và hát trống quân là những âm hưởng cổ truyền đặc biệt mà ngày nay vẫn được biết đến như kho 'vàng ròng' trong văn hóa dân gian.
Không chỉ là sân chơi mùa Hè, khóa học 'Hè vui cùng dân ca Ví, Giặm' còn tiếp thêm tình yêu di sản cho thiếu nhi Hà Tĩnh.
Hát Soọng cô là một loại hình dân ca truyền thống độc đáo của người Sán Dìu – dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Tuyên Quang. Đây không chỉ là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa, xã hội và tâm linh. Trong nhiều trường hợp, hát Soọng cô được xem là hình thức hát lễ, hát cầu an, cầu mùa, thể hiện niềm tin vào tự nhiên và tổ tiên của người Sán Dìu.
Giữa không gian tĩnh lặng, linh thiêng của hồ Nà Nưa, nơi trung tâm thủ đô kháng chiến Tân Trào (Tân Trào, Tuyên Quang), tiếng đàn Tính thánh thót vang lên, hòa cùng giọng hát Then khi mượt mà, khi da diết.
Cũng như các loại hình văn hóa phi vật thể khác, dân ca, dân vũ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh được xem là nguồn lực văn hóa, một bộ phận cấu thành nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân vùng Kinh Bắc, nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư mang trong mình chiều sâu lịch sử và bản sắc riêng biệt. Nhằm bảo tồn giá trị văn hóa ấy, nghệ nhân Nguyễn Thành Lai (sinh năm 1971) đã dành nhiều năm gây dựng và phát triển Khu bảo tồn Văn hóa Dân gian Luy Lâu - nơi gìn giữ và lan tỏa tinh hoa rối nước giữa lòng Bắc Ninh.
Ẩn mình dưới những dãy núi quanh năm mây phủ, bên những cánh rừng xanh thẳm, cộng đồng người Mường ở tỉnh Phú Thọ, từ bao đời nay đã gìn giữ cho mình một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, trong đó hát ru giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Để gìn giữ văn hóa, ngôn ngữ của người dân tộc Tày, Nùng, nhiều trường học đã lan tỏa bằng cách dạy học sinh hát then, đàn tính.
Tour du lịch 'Xẩm on the bus' đã chính thức đi vào hoạt động, trở thành một cách làm sáng tạo trong phát triển sản phẩm du lịch kết hợp văn hóa. Không chỉ mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách, tour xe buýt âm nhạc này còn góp phần thiết thực vào việc bảo tồn và hồi sinh nghệ thuật hát xẩm...
Du lịch Quảng Trị không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ mà còn có những giá trị văn hóa cộng đồng độc đáo. Để khai thác hiệu quả tiềm năng này, biến du lịch thành đòn bẩy phát triển bền vững, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc địa phương thì việc gắn kết cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia làm du lịch là việc làm cần thiết nhằm phát triển du lịch bền vững.
Trào lưu đưa yếu tố văn hóa, nghệ thuật dân gian vào âm nhạc đương đại không chỉ 'bùng nổ' trong nước, mà còn dần vươn ra thế giới.
Với mong muốn đưa hát xẩm đến gần hơn với người dân, nhất là giới trẻ thông qua sản phẩm du lịch, tour du lịch 'Xẩm on the bus' đã được Trung tâm Xúc tiến, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đưa vào phục vụ công chúng, đáp ứng nhu cầu tham quan Hà Nội về đêm gắn với thưởng thức âm nhạc truyền thống.
Hát văn, hát xẩm, múa sênh tiền - những làn điệu dân ca truyền thống từng vang vọng nơi đình làng, bến nước vẫn đang được cất lên bền bỉ, lặng lẽ đâu đó giữa lòng Thủ đô.
Hòa Minzy nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi về quê hương Bắc Ninh biểu diễn.
HNN - Thúy Hồng là con gái của cố soạn giả tài hoa Kỳ Châu, người trước đây đã từng viết lời mới ca Huế cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng với những làn điệu, như: Chầu văn, Tổ khúc dân ca, Nam ai, Nam bình, Nam xuân, Tương tư khúc, Tứ đại cảnh, các làn điệu hò, vè, lý Huế...
Nơi núi rừng xanh thẳm có một người đàn ông hiền lành, phúc hậu đang từng ngày góp phần làm sống lại một trong những di sản phi vật thể quý giá nhất của dân tộc Tày: hát Then, đàn Tính. Đó là ông Đào Văn Hợi, đang sinh sống tại xóm Cây Thống, xã Đức Lương.
Từng làn điệu, từng tích trò, hình tượng người chiến sĩ công an được thể hiện sống động và thấm đẫm chiều sâu văn hóa, đạo lý
Biểu diễn tại đại nhạc hội 'Mega Booming - Huế 2025', ca sỹ Bach Trà sẽ mang đến phiên bản hoàn toàn mới lạ của làn điệu 'Lý ngựa ô Huế'.
Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Giữa nhịp sống hiện đại đầy vội vã, khi thị hiếu nghệ thuật ngày càng thiên về 'dễ xem, tiện nghe', những bộ môn nghệ thuật truyền thống như xẩm, chèo, tuồng... đứng trước nguy cơ bị lãng quên.
Sinh ra và lớn lên trong lời ru ngọt đằm của bà, của mẹ với những làn điệu chèo, dân ca sâu lắng đã tác động sâu sắc đến tâm hồn và tình yêu nghệ thuật hai chị em nghệ sỹ nhân dân Mai Thủy và nghệ sỹ ưu tú Mai Thế Tưởng. Họ đã và đang lan tỏa tình yêu nghệ thuật truyền thống đến với nhiều người dân trong tỉnh thông qua các lớp truyền dạy hát chèo được tổ chức thời gian gần đây.
Trải qua lịch sử hàng trăm năm với biết bao thăng trầm, Hát Nhà trò Văn Trinh vẫn được người dân xã Quảng Hợp cũ (nay là xã Quảng Ngọc) trao truyền, tiếp nối. Trong đó, cùng với đàn kép, trống, những ca nương được xem là linh hồn, người trực tiếp kể chuyện, lan tỏa nét đẹp, thắp sáng và thổi bừng ngọn lửa di sản, tình yêu di sản Hát Nhà trò Văn Trinh trong trái tim thế hệ trẻ.
Chiều 27.6, Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM tổ chức bế giảng Lớp 'Bồi dưỡng kỹ năng hát dân ca 3 miền và thuyết minh hình ảnh triển lãm'. BTC đã trao giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng cho hơn 100 học viên.
Chương trình nghệ thuật 'Tinh hoa văn hóa Việt Nam' - điểm nhấn đặc biệt trong lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Czech được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Czech tổ chức tối 26/6 (giờ địa phương).
Trong ánh mắt rạng rỡ của người Việt xa quê và nụ cười của bạn bè quốc tế, chương trình nghệ thuật Tinh hoa văn hóa Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Czech tổ chức tối 26/6 tại Trung tâm thương mại Sapa.
Nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Vân Hồ là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc, với những nét văn hóa đặc sắc, trong đó có cộng đồng người Dao tiền. Những nét đẹp truyền thống của người Dao tiền ở đây luôn được gìn giữ và tiếp nối qua các thế hệ.
Hòa Vang, mảnh đất miền Trung giàu truyền thống văn hóa nghệ thuật, không chỉ nổi bật với hệ thống di tích lịch sử, đình, miếu, mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng.
Mùa hè năm nay, phim hoạt hình 'Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu' ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.
NSND Phạm Phương Thảo ấn tượng với Phương Nga vì là người người vui vẻ, cá tính giống mình.
Cao Bằng không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ mà còn là nơi hội tụ bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Những giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ từ trong đời sống thường nhật, đến những sân khấu lớn tại các hoạt động cộng đồng và sự kiện nghệ thuật diễn ra đều đặn hằng năm.
Diễn đàn 'Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới' tại bản Chiềng, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ đã tạo không gian giao lưu ý nghĩa giữa nghệ nhân và thế hệ trẻ. Thông qua các làn điệu dân ca, hoạt động trải nghiệm và lễ ra mắt CLB 'Thanh niên bảo tồn di sản văn hóa' đã góp phần lan tỏa tình yêu di sản và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ bản sắc dân tộc trong tuổi trẻ.
Giữa những ngọn núi mờ sương, tiếng hát then và đàn tính vẫn vang vọng mỗi tối cuối tuần ở xóm Bản Nưa, xã Nghinh Tường (Võ Nhai). Không chỉ là âm nhạc, đó còn là sợi dây gắn kết thế hệ, là tâm huyết của những thế hệ mang tình yêu sâu đậm với văn hóa Tày.
Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được 'làm mới' và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Họ không cần danh hiệu, không đợi lời tán dương. Những người cao tuổi ở xứ Thanh, với mái tóc bạc và trái tim rực lửa, lặng lẽ truyền lửa văn hóa cho thế hệ sau. Từ cồng chiêng Mường đến làn điệu chèo quê, họ đang biến ký ức thành hành động, biến ký ức thành sức sống để giữ cho hồn cốt dân tộc không phai.
Bằng nhiều cách làm thiết thực như: giữ vai trò nòng cốt trong các câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ ở thôn, bản; tích cực mở các lớp truyền dạy văn hóa cho lớp trẻ; quan tâm phục dựng các giá trị văn hóa đã bị mai một... lớp người cao tuổi trong tỉnh đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Sli là làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Nùng ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các làn điệu Sli được duy trì trong các sự kiện, lễ cưới, lễ hội truyền thống thể hiện tiếng lòng, tấm chân tình của cộng đồng dân tộc Nùng.
Tối 20.6, tại huyện Ba Tơ đã diễn ra Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về 'Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Ta lêu và hát Ca chôi của người Hrê 3 huyện: Ba Tơ, Sơn Hà và Minh Long'.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ dân ca Bài chòi Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) là một trong những nghệ nhân gắn bó và được xem là người 'tiếp lửa', đào tạo thế hệ trẻ giữ gìn và phát triển nghệ thuật bài chòi.
Năm 2024, Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (Phú Lương) được thành lập với 13 thành viên. Trong quá trình hoạt động, cùng với tập trung phát triển sản xuất, hợp tác xã còn lồng ghép với hoạt động bảo tồn văn hóa của đồng bào Sán Chay và đã đem lại những hiệu quả tích cực.
Giữa đại ngàn Như Xuân, những thanh âm mộc mạc của Chậm đò ho vẫn ngân lên qua tiếng hát người Thổ như hơi thở của núi rừng, của mùa màng trên nương, của bếp lửa nhà sàn, của hội xuân bản Mường... Dẫu thời cuộc đổi thay, làn điệu tình tứ ấy vẫn được nâng niu gìn giữ, như mạch ngầm văn hóa thấm đẫm tình yêu cội nguồn và khát vọng giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam vẫn miệt mài truyền dạy ca trù cho thế hệ sau ở tuổi 75, qua đó gìn giữ và phát huy vẻ đẹp nghệ thuật dân gian truyền thống.
Kế hoạch phục hồi này nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch địa phương, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của nghệ nhân, già làng...
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1994/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức 'Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một', nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại Hà Giang, Kon Tum, Khánh Hòa và Cà Mau.
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1994/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức 'Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Chiều 14/6, tại Khu du lịch sinh thái Kolia Oganic Farm, xã Thành Công (Nguyên Bình), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp Hội VHNT các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Ninh tổ chức trại sáng tác và giao lưu nghệ thuật 'Giai điệu thảo nguyên xanh' với trên 20 văn nghệ sĩ là hội viên các Hội VHNT tham gia.