Mới đây, UBND tỉnh nghe Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng - Công ty Cổ phần báo cáo hồ sơ đề xuất nghiên cứu, khảo sát các dự án thủy điện, điện mặt trời tự sản tự tiêu trên các hồ, kênh thủy lợi. Được sự ủy quyền của lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thanh Vũ - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan.
Phần lớn các xã trong huyện Hàm Thuận Nam đều đạt chuẩn tiêu chí về giao thông, trong khi các tiêu chí khác về hạ tầng như trường học, nước sinh hoạt …đang cần thêm thời gian cho đầu tư hoàn thiện. Vì thế, có thể nói ở góc độ nào đó, giao thông tạo điều kiện cho các hạ tầng khác xuất hiện, mang tính như hạ tầng nền.
Thống kê, đánh giá thiệt hại ban đầu, hiện có 230 căn nhà bị ngập (toàn bộ là ở thôn Phú Sơn và thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ); trong đó, 48 căn nhà bị ngập sâu phải di dời người và tài sản. Một căn nhà bị hư hỏng, tốc mái (ở xã Tân Lập). Diện tích thanh long và hoa màu bị ngập khoảng 420ha.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận ngày 6.5, cử tri kiến nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm, nhanh chóng triển khai xây dựng Hồ Ka Pét để cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt, giải quyết tình trạng thiếu nước do khô hạn cho huyện Hàm Thuận Nam.
Toàn tỉnh Bình Thuận trong tình trạng 'khát' 3 tỷ khối nước, hồ chứa nước Tà Mon (huyện Hàm Thuận Nam) chứa 600.000 khối giờ chỉ còn lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy.
Năm nay, tỉnh Bình Thuận phải chịu đợt khô hạn nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Thời điểm này đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt khiến những hồ nước trên địa bàn tỉnh cạn trơ đáy, nguồn nước trữ tại các hồ trên địa bàn tỉnh thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Tỉnh Bình Thuận có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4.
Công trình dự án Kè sông Cà Ty từ cầu Lê Hồng Phong đến cầu Trần Hưng Đạo, phía đường Trưng Trắc có chiều dài tuyến kè 356,33m.Tổng mức đầu tư được duyệt 37 tỷ đồng.
Ngày 2/2, thi thể của ông V.N.Đ.H (SN 1982, ngụ tỉnh Phú Yên) đã được tìm thấy tại mép bờ của hồ Sông Móng thuộc xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Ngày 22/1, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Mai Kiều cho biết, UBND tỉnh này đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị thực hiện việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án hồ chứa nước Ka Pét.
Tỉnh Bình Thuận đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hồ chứa nước Ka Pét trước đây. Do nội dung chủ yếu kế tiếp nội dung trước đó, chỉ bổ sung làm rõ thêm, kinh phí thực hiện nhỏ nên sẽ chỉ định đơn vị làm ĐTM mới.
Dự án kè sông Cà Ty khi đưa vào sử dụng sẽ giúp ổn định bờ sông Cà Ty, bảo đảm khả năng tiêu thoát lũ, giảm ngập lụt, đáp ứng nhu cầu lưu thông đường thủy, cải tạo cảnh quan vệ sinh môi trường…
Dư luận đang rất quan tâm trước thông tin hàng trăm ha đất rừng sẽ phải dành cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Tỉnh Bình Thuận sẽ phải sử dụng hơn 600 ha rừng (trong đó có hơn 137ha rừng đặc dụng) chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét, chặn sông Bà Bích ở xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.
Sau khi hơn 600 ha rừng được phá bỏ để xây hồ thủy lợi Ka-Pét, những cây lâu năm sẽ được bán đấu giá cho đơn vị khai thác gỗ. Cơ quan chức năng đang làm thủ tục đấu thầu chọn đơn vị tư vấn định giá giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá.
Hơn 600 ha đất rừng ở Bình Thuận sẽ phải chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét khiến dư luận quan tâm người dân được lợi gì?
Chương trình hành động số 46 -Ctr/TU ngày 26/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) thực hiện Kết luận số 36 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh: Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng khô hạn của cả nước.
Tại kỳ họp thứ 15 diễn ra tuần qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hoàn chỉnh hệ thống kênh hồ chứa nước Sông Móng, huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó, nhằm hoàn chỉnh hệ thống công trình trên kênh dọc theo toàn tuyến kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng đến hồ Đu Đủ, hồ Tân Lập, hồ Tà Mon, phát huy tối đa hiệu quả của tuyến kênh nối mạng liên hồ…
Tại nhiều địa phương trong tỉnh, tình trạng lén lút sử dụng phương tiện đường thủy (PTĐT) không đảm bảo an toàn kỹ thuật vẫn diễn ra. Điều này không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông đường thủy mà tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), để lại hậu quả khó lường…
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện (1/6/1983 - 1/6/2023), phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc phỏng vấn ông Trần Ngọc Diệp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của chặng 40 năm, đã gỡ tình trạng khô, khó và khổ như thế nào, cũng như phân tích các yếu tố đã hội tụ để Hàm Thuận Nam đang vào giai đoạn tăng tốc cho phát triển.
Bài 2: Mong chờ dòng nước mát từ Hồ Ka Pét
Chiều nay 22/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Chiều 22/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.
Không chỉ Nhà nước tìm mọi cách xây dựng những 'kho nước' cho Hàm Thuận Nam mà ngay những người dân ở huyện, tùy vào sức mình, điều kiện nhà mình cũng xây dựng những 'kho nước' trong vườn nhà.
Huyện Hàm Thuận Nam chủ động các phương án điều tiết nước hợp lý nguồn nước của các ao, hồ, đập thủy lợi phục vụ cho kế hoạch sản xuất đông xuân (2022 – 2023). Đồng thời, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất cho sản xuất, những tác động ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của nhân dân do tình trạng thiếu nước.
Từ một vùng đất khô hạn, nhưng nhờ được tập trung đầu tư xây dựng mới và mở rộng nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nên Hàm Thuận Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng khô hạn, thiếu nước. Đến nay, địa phương đang phát huy lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nhất là hình thành các vùng chuyên canh đối với cây thanh long, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và hiệu quả sử dụng đất.
Ngày 25/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong cùng đoàn công tác đã có chuyến đi kiểm tra các hồ chứa thủy lợi phía Nam tỉnh. Theo đó, đoàn đã lần lượt kiểm tra thực tế tại hồ Ba Bàu; hồ Sông Móng, hồ Tân Lập, hồ Đu Đủ và đập dâng Tà Pao.
UBND huyện Hàm Thuận Nam vừa có công văn khẩn đến các xã Hàm Thạnh, Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, thông báo về việc điều tiết nước hồ Sông Móng, Ba Bàu.
Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa cho biết, bắt đầu từ 8 giờ sáng mai (13/9) đơn vị sẽ điều tiết xả dặm qua cống hồ Sông Móng (Hàm Thuận Nam) với lưu lượng 2 m3/s. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam thông báo kịp thời cho các địa phương và nhân dân dọc tuyến tiêu thoát lũ hồ Sông Móng biết và có phương án chủ động phòng tránh an toàn.
'Qua 30 năm tái lập, giữa bộn bề khó khăn, thách thức nhưng với sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt khó, Bình Thuận đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng lượng, du lịch' - Đồng chí Dương Văn An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chia sẻ với Báo Bình Thuận, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (1992 – 2022).
Cá chết khô, tàu thuyền nằm phơi bụng trên lòng hồ trơ đáy, đồng khô cỏ cháy, gia súc không có thức ăn, những vụ cháy rừng bùng phát dữ dội trên diện rộng, những con sông cuồn cuộn chảy giờ chỉ còn là một con suối nhỏ…
Nhờ đầu tư tốt các công trình thủy lợi, đặc biệt là sáng kiến làm kênh nối mạng, đến nay toàn tỉnh đã chủ động tưới trên 50% diện tích đất canh tác cần tưới hàng năm. Đồng thời, cung cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mang đến sức sống mới trên vùng đất khô hạn…
Những năm trước đây, vào mùa khô nhân dân các xã, thị trấn Tân Lập, Tân Thuận, Hàm Minh, Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới cho các loại cây trồng. Nhiều hộ dân phải thuê xe chuyên chở nước sinh hoạt từ nơi xa về sử dụng hoặc mua nước bình uống hàng ngày rất tốn kém, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Không ít hộ dân phải đầu tư đào ao, hồ dự trữ nước để tưới cho vườn thanh long.
11 ý kiến phát biểu với 29 vấn đề kiến nghị trong cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội vừa diễn ra ở 2 xã Mương Mán và Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Mênh mông không gian thoáng đãng để bạn hít thở khí trời tự nhiên làm lồng phổi bao ngày ngột ngạt ở phố thị bỗng chốc nhẹ hẳn. Tâm trí cũng nhờ vậy được thư giãn khiến cơ thể căng tràn năng lượng…
Được thành lập tháng 6/1983, từ một huyện khó khăn về mọi mặt nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân huyện Hàm Thuận Nam không ngừng cố gắng, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, đưa bộ mặt nông thôn của huyện nhà ngày càng phát triển vững mạnh, giàu đẹp.
Trong quá trình triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận, do có sự thay đổi về định mức, quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng, bồi hoàn rừng, trồng rừng thay thế và điều chỉnh giá theo thời điểm hiện tại nên tổng mức đầu tư tăng từ 586 tỷ đồng lên 1.216 tỷ đồng.
30 năm – một chặng đường không dài, nhưng đủ để có cái nhìn khách quan nhất về tiến trình phát triển của Bình Thuận. Trong đó có rất nhiều những khó khăn và thách thức, nhưng bằng tinh thần chung sức đồng lòng của toàn hệ thống chính trị nên đã vượt qua góp phần xây dựng đời sống người dân được nâng lên.
Chỉ trong tháng 2/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ lật thuyền làm 3 người chết tại các hồ thủy lợi. Câu chuyện quản lý phương tiện hoạt động trên các lòng hồ một lần nữa lại được đặt ra.
Cái chính vẫn là làm sao tìm được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu chính đáng nảy sinh ngày một nhiều ở nông thôn. Đôi khi phải vào những cuộc đua gấp gáp…
ngày 4/2/2022, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vừa xảy ra vụ đuối nước khiến một người tử vong.
Khi dùng xuồng gỗ bơi chụp ảnh tại hồ thủy lợi Sông Móng, một nam thanh niên đã bị đuối nước thương tâm.
Trong lúc anh T. cùng 3 người bạn ra lòng hồ Sông Móng vui chơi, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến 4 nạn nhân rơi xuống nước.
Nhóm 4 người dùng xuồng gỗ để ở bờ hồ chèo ra giữa hồ chơi, chụp ảnh. Bất ngờ, xuồng gỗ bị lật khiến một người tử vong.
Sáng nay (4/2), đại diện UBND xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến một người tử vong. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình một phần kinh phí để đưa nạn nhân về quê mai táng.
Khi được cứu sống, 3 người bạn đi cùng anh T. hay tin anh tử vong thì vô cùng hoảng loạn.
Sáng 4/2, thông tin từ chính quyền xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, tại hồ thủy lợi Sông Móng nằm trên địa bàn đã xảy ra một vụ tai nạn lật xuồng làm 1 người chết đuối, 3 người được cứu sống.