Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ dần được hình thành, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở, Công an xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, luôn chủ động bám địa bàn, triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết liệt phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm.
Mùa xuân mới, nắng ấm chan hòa trên khắp các nương đồi trải dài màu xanh của cây ăn quả, của cây chè, cà phê... mang theo ước vọng về một năm mới thịnh vượng. Trong không khí ấm áp của ngày đầu xuân, chúng tôi về các miền quê, nơi có câu chuyện về những người nông dân cần cù, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho gia đình và quê hương.
Đồng vốn chính sách như những hạt mầm hạnh phúc đang được ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) gieo xuống từng bản làng của tỉnh miền núi nghèo Sơn La, từ đó ngày càng nhân lên những bản làng hạnh phúc. Nơi người đồng bào dân tộc thiểu số cảm nhận được sự quan tâm, sẻ chia của Đảng, Chính phủ trong nỗ lực không để ai bị bỏ lại phía sau…
Là 'cánh tay nối dài' của Thống đốc NHNN trên địa bàn, trong thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã tiếp tục thực hiện tốt vai trò chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai chính sách tiền tệ, chương trình tín dụng phù hợp, hiệu quả, kịp thời, đóng góp quan trọng vào thành quả chung của phát triển kinh tế trên địa bàn.
Hiện nay, nông dân huyện Thuận Châu đang canh tác 4.600 ha sắn, 5.000 ha ngô; chăm sóc hơn 1.300 ha chè và 6.480 ha cà phê... Đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tăng cường điều tra, dự báo tình hình sâu bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (sản phẩm OCOP), huyện Thuận Châu đã có nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và vươn xa tới các thị trường.
Dưới chân đèo Pha Đin huyền thoại, các thành viên của HTX Ong Phổng Lái, huyện Thuận Châu đã cùng nhau liên kết, khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật, xây dựng và giữ vững tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, mang lại thu nhập cao.
Vào thời điểm này năm trước, nhân dân các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Phổng Lập, Mường É, huyện Thuận Châu đang vào vụ thu hoạch chè xuân. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài nên lứa chè xuân phát triển chậm, năng suất chè khá thấp. Trước thực tế đó, huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều giải pháp giúp bà con chăm sóc diện tích chè, đảm bảo các lứa chè tiếp theo đạt năng suất và chất lượng.
Từ đỉnh núi cao chót vót đến những miệt vườn ở giữa đồng bằng phì nhiêu, người nông dân không chỉ trồng cây thu trái mà còn làm nông nghiệp để giải trí. Du khách rủ nhau về thăm vườn trải nghiệm giúp người nông dân thu tiền tỷ/năm.
Nhờ tuyên truyền, vận động và vận dụng các chính sách trong phát triển cây chè của huyện Thuận Châu (Sơn La) đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập cao.
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, những việc học và làm theo Bác của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thuận Châu được gắn với vận động hội viên phát triển kinh tế gia đình, tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện cuộc vận động 'xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch'... góp phần nâng cao vị thế phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Sơn La là một trong những địa phương có tiềm năng nông nghiệp lớn nhất cả nước với rất nhiều loại nông sản có giá trị. Tỉnh đang kiên định mục tiêu đẩy mạnh chế biến nông sản để trở thành trung tâm chế biến nông sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, để làm được điều này, phải phát triển được công nghệ chế biến theo kịp với năng lực sản xuất.
Niên vụ cà phê năm 2022 - 2023, huyện Thuận Châu có gần 5.600 ha cà phê, trong đó, hơn 4.200 ha đã cho thu hoạch. Thời điểm này, đang bước vào mùa thu hoạch, sản xuất và chế biến cà phê, huyện Thuận Châu tập trung cao cho việc vừa đảm bảo sản xuất, tiêu thụ cà phê cho người dân, vừa chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến cà phê.
Hướng tới phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, huyện Thuận Châu tập trung vận động người dân, HTX, doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, nâng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.
Phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, những năm qua, đảng viên trên địa bàn xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, lan tỏa các mô hình kinh tế hiệu quả đến nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những ngày này, trên khắp các đồi chè tại các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập của huyện Thuận Châu, hình ảnh người nông dân đang tất bật hái chè xuân. Đây là vụ thu được người trồng chè quan tâm, bởi chè xuân có hương vị thơm, ngọt, giá bán cũng cao hơn so với chè chính vụ trong năm.
Ngày 13/10, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã kiểm tra, nắm tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hoạt động sơ chế cà phê tại huyện Thuận Châu.
Hiện nay, huyện Thuận Châu có 5.167 ha quả sơn tra, trong đó diện tích cho thu hoạch là 1.700 ha, với tổng sản lượng cho thu hoạch năm 2021 ước đạt 4.250 tấn quả tươi.
Cây chanh leo là một trong những loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, được nhiều hộ nông dân trong tỉnh lựa chọn đưa vào sản xuất, không ít hộ đã xóa được nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, giá chanh leo liên tục giảm, nguyên nhân chủ yếu được xác định là diện tích tăng nhanh, khâu tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, còn có nhiều loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phổng Lái là xã có diện tích chè lớn nhất huyện Thuận Châu với 750 ha chè. Để đảm bảo chất lượng chè thành phẩm, những người trồng chè nơi đây vẫn sử dụng phương pháp hái tay truyền thống, đây cũng là cơ hội để người lao động địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập với nghề hái chè thuê.
ĐBP - Ngày 23/6, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử 5 bị cáo trong vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, gồm: Lầu A Só (SN 1989), Hờ A Dà (SN 1989), Sùng Bả Dênh (SN 1993) cùng trú tại bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn; Phàn Láo Lở (SN 1989), trú tại bản Huổi Lích 2, xã Pá Mỳ (huyện Mường Nhé) và Phạm Minh Châu (SN 1962), trú tại bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phổng Lái (Thuận Châu) đã chuyển sang chế biến các loại sản phẩm từ quả mận hậu như: Ô mai mận, siro mận, mận sấy... để nâng cao giá trị và tìm đầu ra cho nông sản của gia đình.
Chè xuân là lứa chè đầu tiên của năm, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, bởi hương vị đậm đà. Những năm qua, cây chè đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, không chỉ là loại cây giúp người dân thoát nghèo, mà còn trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.
Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Thuận Châu ngày càng phát triển và lan tỏa rộng. Qua phong trào, đã giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên.
Lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên vừa phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây chuyên mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, thu giữ tang vật gồm 30 bánh heroin và 3 ô tô.
Hờ A Dà và Phạm Minh Châu được Lầu A Só thuê vận chuyển 30 bánh heroin sang tỉnh khác tiêu thụ với giá 70 triệu đồng. Trong quá trình vận chuyển ma túy, Dà và Châu dùng ô tô gắn biển tập lái nhằm qua mắt lực lượng chức năng.
Công an tỉnh Điện Biên vừa triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 3 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 30 bánh heroin.
Tối 10/11, Công an tỉnh Điện Biên thông tin, các đơn vị chuyên môn vừa triệt phá một đường dây buôn bán ma túy 'khủng', bắt 3 đối tượng, thu giữ 30 bánh heroin có trọng lượng 10,5 kg và 3 xe ôtô.
Các đối tượng đã dùng xe ôtô gắn biển tập lái vận chuyển ma túy đưa từ nước ngoài vào tỉnh Điện Biên rồi vận chuyển đi các tỉnh khác để tiêu thụ.