Tiếng ngày xưa
Cuộc đời mỗi người, mấy ai mà chưa một lần được nghe tiếng gọi yêu thương (mẹ ơi, cha ơi, mình ơi, con ơi…) từ sâu thẳm trái tim.
Người ta vẫn nói, gái một con trông mòn con mắt. Bao ánh mắt thèm khát của đàn ông chiếu rọi vào chị. Những lời tán tỉnh suốt ngày lượn bay quanh cuộc sống của mẹ con chị. Nhưng, chị bị công việc cuốn đi mê mải ngày này sang tháng khác. Đêm về, ôm chặt con vào lòng, chị thao thức với nỗi nhớ chồng, nhớ đến những kỷ niệm yêu thương gắn bó.
Qua ô cửa con tàu là biển xanh, là núi non hùng vĩ điệp trùng, là những thước phim sống động về cảnh và người mà không một màn ảnh nào có thể diễn tả trọn vẹn…
Ngày Mai trở về, căn nhà xưa chỉ còn là một đống vụn cháy xém. Mưa dầm, lớp tro bở ra làm thành thứ màu đen đen xám xám, nhuộm cái nền nhà cũ.
Má muốn cái Tết năm nay phải là cái Tết đủ đầy nhất, cái Tết cuối cùng má được tận tay chăm lo cho chị, cái Tết đánh dấu con gái mình sắp thành con của người ta nữa.
Một Nepal rực rỡ sắc màu văn hóa, một Nepal lặng lẽ vực dậy sau tro tàn, một Nepal hiền hòa, bình dị... Đi qua 10 ngày ở vùng đất này, trái tim tôi đã chật chội những khoảnh khắc đẹp, để tự mình định nghĩa lại khái niệm 'hạnh phúc'.
Có những mùi hương chỉ cần nhắc đến là bao kỷ niệm ăm ắp đã theo nhau gọi về. Có những mùi hương dù đã từ rất lâu vẫn giăng mắc, níu chân ta, chỉ cần trở về là vấn vít, ấp ôm chẳng nỡ buông lơi. Tôi gọi đó là hương vườn nhà, mùi hương đậm sâu trong tâm hồn, chẳng dễ phôi phai.
Những ngày đầu năm mới, ngồi nhâm nhi cà phê Phố núi với bạn, đắm mình trong khúc nhạc réo rắt 'Chim kơ-tia bay tới, nghiêng cánh chào Đak Rong. Pơ lang khoe sắc thắm, gió đưa hương đôi bờ…', chợt ngẩn ngơ bởi khung trời khoáng đạt của miền đất đỏ bazan, càng yêu hơn sắc đỏ của hoa pơ lang mỗi độ xuân về.
Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Pleiku còn rất bé nhỏ và hoang sơ. Những con đường nội ô chật hẹp, vỉa hè mọc đầy cỏ lá tre bao quanh những gốc thông cổ thụ rêu phong ẩm ướt. Đó là những con phố yên ả, tịch mịch, hắt hiu, đầy dáng vẻ cổ tích. Ra một chút, ngoại ô cúc quỳ mọc um tùm, ngăn rợp lối đi.
Có một đêm diễn ở Viethaus (Ngôi nhà Việt ở Thủ đô Berlin) ngẫu hứng, nhạc sĩ Phú Quang đã đệm piano cho tôi hát trên sân khấu ca khúc nổi tiếng của mình 'Em ơi, Hà Nội phố'.
Mang vóc dáng của đô thị nhưng Cần Thơ vẫn gây thương nhớ đối với du khách bởi nét hiền hòa, hồn hậu và mộc mạc của miền sông nước. Một lần đến Tây đô đi, lòng bạn sẽ chỉ có thương và nhớ!
Những ngày tháng Chạp trôi đi dễ khiến lòng người chộn rộn. Ai cũng đếm ngược thời gian để thấy Tết như đang cận kề.
Một buổi sớm giữa tháng chạp, đất trời còn bãng lãng hơi sương, tôi nhận được tin nhắn trên mạng xã hội: 'Chào anh, buổi sáng vui vẻ! Chắc anh không nhớ em?'.
Khởi đi từ trong tưởng tượng, khởi đầu từ địa danh Khau Vai, nhà thơ Anh Vũ viết những câu thơ mở đầu trường ca 'Tình chợ tình': 'Tôi lăn tưởng tượng tôi xuống Khau Vai/ Hòn đá rơi mất tăm khoảng không không đáy/ Tự thời lắc lơ hồng hoang nào/ Tình sử chợ tình tuần hoàn máu chảy'.
Lão thầy mo bảo với con trai: 'Phải lấy đứa vợ người Mông thì nó mới chịu mày được!'. Thế là thằng Tinh khoác một túi bạc mang lên Si Mã Phìn đổ đầy quả bầu khô nhà lão Chá. Người Si Mã Phìn bảo rõ là lão Chá bán con...
Anh bảo thời buổi này người ta lên tới sao Hỏa rồi, phụ nữ làm tổng thống, thủ tướng thiếu gì, mắc mớ chi tôi yêu mà không dám nói.