Ngày 19/2, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (KHCN, ĐMST & CĐSQG).
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đại biểu quốc hội đề xuất áp dụng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ để tháo gỡ khó khăn cho các nhà khoa học.
Quan tâm đến chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển khoa học và công nghệ, các ĐBQH cho rằng, đây là vấn đề rất cấp bách, không chỉ giải quyết rào cản nguồn lực, tận dụng tư duy đột phá, chống chảy máu chất xám mà còn có thể phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái bền vững.
Kinhteodthi - Mùa tuyển quân năm 2025, tại xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có ba anh em sinh năm 2005 là Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài và Lý Tiến Lộc đã cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.
Mùa tuyển quân năm 2025, tại xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có 3 anh em sinh năm 2005 là Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài và Lý Tiến Lộc đã cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Họ là những tấm gương sáng về tinh thần xung kích, cống hiến cho Tổ quốc.
Thời gian qua, tuổi trẻ cụm Ðồng bằng sông Hậu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc qua việc thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, phong trào học sinh, sinh viên vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tô thắm truyền thống tốt đẹp của thế hệ trẻ miền Tây Nam Bộ.
Với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã chung tay đóng góp vào việc tháo dỡ nhà tạm, nhà dột nát... trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.
Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ khắc phục được những bất cập, hạn chế của Luật hiện hành; tạo sự minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Các Đại biểu Quốc hội đề nghị phân cấp trong xây dựng, khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Chiều 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, chính sách Nhà nước về việc làm cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 27/11, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đưa ra khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đó là cần đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường việc làm cho thanh niên thông qua nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo các đại biểu Quốc hội, cải cách chính sách hỗ trợ việc cải thiện các thủ tục hành chính và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời hỗ trợ việc làm cho thanh niên, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động sẽ giúp tạo ra một môi trường lao động công bằng và bền vững hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số.
Theo các đại biểu Quốc hội, cải cách chính sách hỗ trợ việc cải thiện các thủ tục hành chính và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời hỗ trợ việc làm cho thanh niên, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động sẽ giúp tạo ra một môi trường lao động công bằng và bền vững hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số.
Sau 2 ngày làm việc (11 - 12/11), Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chiều 12-11, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp. Các vấn đề về quản lý các mạng xã hội xuyên biên giới, về phát triển hạ tầng số tiếp tục được đại biểu quan tâm…
Có thực trạng doanh nghiệp viễn thông gặp khó khăn trong việc thuê vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng BTS, do người dân phản đối vì lo ngại các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin hiện chưa có bằng chứng việc các trạm phát sóng này nguy hại...
Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình không gian mạng.
Chiều 12/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề gồm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội;Quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng...
Chiều 12/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.
Việt Nam đang đứng trước thách thức thiếu điện. Bài toán đặt ra hiện nay làm sao có đủ năng lượng phục vụ phát triển. Do vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý sửa đổi Luật Điện lực cần có tầm nhìn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Cùng với đó, chú trọng ưu tiên phát triển điện sạch, phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050...
Đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Chiều 26/9, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 khai mạc. Tham dự Đại hội có 199 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 260.000 hội viên, thanh niên toàn tỉnh.