Sau khi nghe HĐXX nhận định xong hành vi của mình, bị cáo Trương Mỹ Lan gây ồn ào và bị HĐXX nhắc nhở.
HĐXX cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản, từ đó không chấp nhận quan điểm bào chữa của các luật sư.
Theo HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng bị cáo này gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần; là chủ thể của tội tham ô tài sản.
Sau khi chợ đêm Pleiku dừng hoạt động để phục vụ cho dự án Phố ẩm thực đêm, những hộ kinh doanh chuyên bán các mặt hàng ẩm thực đã phải tứ tán 'mỗi người mỗi nơi'. Có người may mắn tìm được mặt bằng để tiếp tục kinh doanh, nhưng cũng có người vẫn chưa tìm được địa điểm để buôn bán.
Ở trong trại tạm giam, những 'cánh tay phải' của bà Trương Mỹ Lan - nguyên các lãnh đạo SCB - đều nghẹn lòng khi nghĩ tới cha mẹ già, vợ con đang phải gánh chịu hậu quả do mình gây ra.
Ngày 4/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB tiếp tục với phần nói lời sau cùng của các bị cáo. Hầu hết các bị cáo đều mong HĐXX mở lượng khoan hồng với bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trong phiên xét xử sáng 3/4, đại diện VKS đã đề HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một số bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả. Cụ thể mức án mà đại diện VKS đề nghị giảm cho các bị cáo từ 1 – 3 năm tù.
Ngày 02/4/2024, phiên tòa xét xử đại án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục phần đối đáp của luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Tuy nhiên, ngay phần đầu phiên xử, luật sư liên tiếp bị Hội đồng xét xử (HĐXX) nhắc nhở và cho biết 'lá thư từ nước ngoài gửi về' không có giá trị, vì chưa được hợp pháp hóa lãnh sự. Luật sư cho biết sáng 02/4/2024, gia đình bị cáo Nguyễn Cao Trí đã nộp thêm 61 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Sáng 2/4, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục phần đối đáp.
Trong phiên xét xử sáng nay, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, gia đình bị cáo Nguyễn Cao Trí mới nộp thêm 61 tỷ đồng để khắc phục hậu quả số tiền chiếm đoạt của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Đơn của CEO một tập đoàn từ Hồng Kong gửi về liên quan vụ Vạn Thịnh Phát chưa được hợp pháp hóa lãnh sự nên HĐXX không xem xét.
Luật sư đề nghị HĐXX ghi nhận sự tự nguyện, cam kết về việc đem tài sản khắc phục hậu quả vụ án của thân chủ của mình.
Luật sư Phan Trung Hoài cho hay, với mong muốn khắc phục hậu quả, gia đình bà Trương Mỹ Lan đã liên hệ với Quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn CK Asset Holdings Limited của tỷ phú Lý Gia Thành, đề xuất giải pháp toàn diện liên quan đến SCB.
Phiên tòa sơ thẩm ngày 27/3/2024 xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng. Nhiều bị cáo hối hận vì phải trả giá quá đắt khi được thuê và chấp nhận làm theo chỉ đạo của cấp trên, giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan rút tiền từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Ngày 26/3/2024, phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục với phần các luật sư bào chữa cho thân chủ và phần tự bào chữa của các bị cáo. Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bày tỏ sự ăn năn hối cải và xin được hưởng khoan hồng.
Ngày 26/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục phần bào chữa của luật sư .
Được cấp trên giao nhiệm vụ lập hồ sơ cho vay, Lê Anh Phương (cựu Giám đốc chi nhánh SCB Sài Gòn) không đồng ý đối với các khoản vay, ngay sau đó bị cho nghỉ việc.
Trong 'đại án' Vạn Thịnh Phát, bị cáo Dương Tấn Trước là cái tên khá bí ẩn và là 'mắt xích' đặc biệt quan trọng, người giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền 4.700 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tự nguyện dùng 1.600 tỉ đồng từ người khác trả nợ để khắc phục hậu quả thay chồng và cháu.
Ngày 21/3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác tiếp tục với phần bào chữa của luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo.
Tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, mình không quanh co chối tội và mong tòa xem xét về quy kết các tội danh của mình. Cạnh đó, bà đề nghị Ngân hàng SCB trả tiền thuê nhà hơn một năm nay.
Theo Viện Kiểm sát, hành vi của bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) gây bức xúc trong dư luận, gây mất uy tín cơ quan Nhà nước nên Viện Kiểm sát đề nghị cần 'cách ly vĩnh viễn ra khỏi xã hội'.
Sau khi nêu quan điểm 'cần loại bỏ bị cáo Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội', đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng cần 'cách ly vĩnh viễn ra khỏi xã hội' loạt cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB.
Tại phiên xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, hai cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước là Nguyễn Văn Hưng và Đỗ Thị Nhàn đã có lời khai bất nhất.
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai không nhớ cụ thể 2 tỷ hay 20 tỷ đồng, cũng như cổ phiếu thưởng có giá hơn 100 tỷ đồng…, nhưng đã cho đều toàn bộ dàn lãnh đạo và nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). 'Tiền của cá nhân tôi cho họ. Tiền của tôi không cần chứng minh, vì nó rất nhỏ so với tôi' - Bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày tại tòa.
Ngày 14/3, phiên tòa xét xử 'đại án' Vạn Thịnh Phát tiếp tục phần hỏi của luật sư với các bị cáo là lãnh đạo ngân hàng SCB xoay quanh việc xác định, làm rõ vai trò của bị cáo Trương Mỹ Lan trong chỉ đạo, điều hành SCB. Bị cáo Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT SCB cho biết, bản thân nhận thấy mình làm việc như bù nhìn, được triển khai thì thực hiện chứ hoàn toàn không được ý kiến.
Trả lời của các bị cáo tại tòa tiếp tục làm rõ nhiều tình tiết trong vụ án
Bị cáo Trương Mỹ Lan thừa nhận có việc cho tiền tỉ nhưng không nhớ hết đã từng cho ai, cho bao nhiêu vì bị cáo chỉ biết cho chung những ai làm ở SCB.
Xoay quanh việc xác định vai trò của bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT SCB Bùi Anh Dũng nói rằng 'bị cáo thấy mình làm việc như bù nhìn, được triển khai thì thực hiện chứ hoàn toàn không được ý kiến'
Xoay quanh vai trò, trách nhiệm của các bị cáo trong nhóm ngân hàng và nhóm thẩm định giá đều có sự liên quan của bị cáo Trần Thị Mỹ Dung. 'Chiếm sóng' nhiều nhất trong ngày hôm nay chính là cựu Phó Tổng giám đốc SCB.
Ngày 13/3, phiên tòa xét xử 'đại án' xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư và trả lời của các bị cáo khác về quá trình tiếp tay cho bị cáo Trương Mỹ Lan gây án. Trong đó, Bùi Ngọc Sơn, cựu nhân viên Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB đặc biệt được chú ý.
Theo bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, hầu như các khoản vay tại Ngân hàng SCB là khoản vay ngắn hạn, khi tới hạn chỉ có hai phương pháp là trả vào hoặc cơ cấu khoản vay.
Sáng nay (13/3), các luật sư đã tham gia xét hỏi các bị cáo bị truy tố HĐXX sơ thẩm TAND TPHCM đã , xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Hội đồng xét xử (HĐXX) cho các luật sư tham gia xét hỏi các bị cáo.
Về số tiền Tết thưởng cho Bùi Anh Dũng (40 tỷ đồng), hơn 100 tỷ đồng cổ phần thưởng cho Trương Khánh Hoàng và nhiều lãnh đạo khác của SCB, Trương Mỹ Lan trình bày không nhớ cụ thể hai tỷ hay 20 tỷ đồng nhưng cho đều toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng SCB và đó là 'tiền của cá nhân tui cho... họ'.
Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) thừa nhận làm sai quy trình tín dụng khi cho bị cáo Dương Tấn Trước (cựu Tổng Giám đốc Công ty Tường Việt) vay tiền.
Sáng 13/3, luật sư tiếp tục hỏi các bị cáo trong 'đại án' Vạn Thịnh Phát.
Bị cáo Nguyễn Phương Anh khai dòng tiền cần sử dụng trong hệ thống Vạn Thịnh Phát hàng ngày rất lớn, từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB khai, tết năm 2020 được bà Trương Mỹ Lan thưởng 20 tỷ, 2021 cũng thưởng 20 tỷ. Tuy nhiên, bị cáo Trương Mỹ Lan nói đây là tiền cho để vợ Dũng nghỉ việc, nhưng không nhớ 2 tỷ hay 20 tỷ.
Ngày 12/3/2024, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi, các luật sư bào chữa hỏi các bị cáo xoay quanh những khoản vay và tài sản thế chấp. Bị cáo Trương Mỹ Lan (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã nêu ra nhiều thành tích của bản thân và 'xin được đưa 13 tài sản vào khắc phục vụ án, kêu gọi bạn bè ủy quyền, chuyển tiền…'. Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử (HĐXX) yêu cầu nêu rõ thông tin về tài sản thì bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ trả lời chung chung.
Ngày 12/3, phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan tiếp tục diễn ra với phần tham gia xét hỏi các bị cáo từ các luật sư.
Cựu phó tổng giám đốc SCB trình bày rằng đã 'làm việc với một tinh thần trung thành tuyệt đối' nhưng khi nghe bị cáo Lan trình bày tại tòa thì 'thấy thất vọng đã tin nhầm người'.
Trong phần xét hỏi 'đại án' Vạn Thịnh Phát, trả lời trước HĐXX về các công ty 'sân sau' giúp Trương Mỹ Lan rút ruột hàng ngàn tỉ đồng từ ngân hàng SCB, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng giám đốc SCB khai: 'Với các công ty thuộc 'hệ sinh thái' Vạn Thịnh Phát, trong đó có công ty dầu khí Đông Phương thì tất cả đều có hợp đồng vay, có mục đích vay, đã giải ngân cho nhóm Đông Phương nhưng tiền thì bà Trương Mỹ Lan và ông Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty Đông Phương) sử dụng'.
Sáng 12/3, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan với phần đặt câu hỏi của các luật sư.