Giữa nắng nóng mùa hè, không gì thú vị bằng cảm giác được hòa mình vào làn nước mát lạnh từ thế giới tự nhiên. Và trong hành trình đi 'trốn nắng' ở Thanh Hóa, tắm thác là một hoạt động không thể bỏ qua.
Ngày hè rực nắng! Du lịch xứ Thanh không chỉ hút hồn du khách với biển xanh, cát trắng thơ mộng, những khu du lịch sinh thái cộng đồng hòa mình cùng thiên nhiên hay hệ thống di tích đa dạng, văn hóa đặc sắc... Đến với mảnh đất này, du khách thỏa sức vui chơi, tận hưởng làn nước mát lạnh sảng khoái, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú với những thác nước đẹp, độc đáo.
Thanh Hóa, vùng đất giàu truyền thống văn hóa và thiên nhiên hùng vĩ, đang dần khoác lên mình chiếc áo mới của du lịch xanh vùng cao. Những bản làng như Năng Cát, Mạ, Hiêu, Bút, Son Bá Mười là những 'viên ngọc sáng' giữ gìn nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm đời sống bản địa chân chất, giản dị...
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ cả ba vùng địa lý miền núi, đồng bằng và ven biển, Thanh Hóa sở hữu hệ thống di sản văn hóa, thiên nhiên phong phú, hấp dẫn bậc nhất Bắc Trung Bộ.
Tối 6/4, tại Khu di tích thác Ma Hao, bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), Lễ hội Chí Linh Sơn 2025 được khai mạc với chủ đề 'Linh Sơn Mẫu Thượng Ngàn'. Sự kiện nhằm kỷ niệm 607 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 593 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Tối 6/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, huyện Lang Chánh đã tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2025 và chương trình nghệ thuật 'Linh thiêng Mẫu thượng ngàn'.
Cùng với việc phát huy sức mạnh nội lực, những năm qua huyện Lang Chánh đã thực hiện nhiều giải pháp, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
Huyện Lang Chánh không chỉ được thiên nhiên ban tặng cảnh quan hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Thái, Mường, Kinh. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị này đã và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương.
Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2025, với chủ đề 'Linh Sơn mẫu thượng ngàn' sẽ được huyện Lang Chánh tổ chức vào ngày 5/4, tại Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - thác Ma Hao (xã Trí Nang).
Thanh Hóa đang vươn mình trở thành một trong những 'điểm sáng' của du lịch cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng đặt ra nhiều thách thức về văn hóa, môi trường, quy hoạch... Chính vì vậy, du lịch 'cộng sinh' được xác định là hướng đi tất yếu, giúp cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Là vùng đất có nhiều địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, như: Núi Chí Linh - nơi nghĩa quân Lam Sơn 'nếm mật nằm gai'; suối Huối - nơi tướng, quân 'hòa nước sông chén rượu ngọt ngào'; bản Năng Cát - thác Ma Hao với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ... Đây là tiềm năng, lợi thế lớn để huyện Lang Chánh phát triển ngành 'công nghiệp không khói' gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Thác Ma Hao (nghĩa là thác chó ngáp) thuộc địa bàn bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh. Sở dĩ có tên gọi là 'thác Ma Hao' vì theo truyền thuyết dân gian thì thác nước này có liên quan đến cách đặt tên của Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn rút lui về vùng núi Chí Linh (tức Bù Rinh, hay còn gọi là Pù Rinh).
Bằng nhiều cách làm linh hoạt, đến nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh vẫn được gìn giữ, phát huy giá trị trong đời sống hàng ngày. Từ đó, không chỉ làm phong phú thêm đời sống cộng đồng, mà còn là 'đòn bẩy' thúc đẩy du lịch của huyện phát triển.
Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bốn mùa quanh năm, với các dòng khách nội địa và quốc tế, tạo dựng sản phẩm mới. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.
Để chuẩn bị cho công tác đầu tư, phát triển du lịch, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình khảo sát, đánh giá tình hình thực tế một số điểm đến tại các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, với sự tham gia của các chuyên gia du lịch, nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử cùng một số doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nhiều năm qua, tỉnh, ngành chức năng cũng như các địa phương đặc biệt quan tâm và thực thi nhiều giải giáp nhằm thu hút đầu tư vào khu vực miền núi với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển đa dạng, toàn diện, giảm bớt khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh.
Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Trí Nang (Lang Chánh) cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, người dân còn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống với những làn điệu dân ca, dân vũ, nếp nhà sàn, ẩm thực... Đây là điều kiện quan trọng để Trí Nang phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, một trong những dấu ấn đặc sắc góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng xứ Thanh đó chính là văn hóa ẩm thực. Qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, sinh động của người dân, đến nay nhiều món ăn đặc sắc đã góp phần tạo nên sức hút riêng biệt của điểm đến.
Bản Năng Cát, thác Ma Hao (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) được đánh giá là địa danh có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, đến nay vẫn chưa như kỳ vọng.
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, du lịch sinh thái cộng đồng đã, đang được xây dựng trở thành một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, hướng tới phát triển bền vững, mỗi điểm đến cần nỗ lực tạo dựng điểm nhấn từ chính đặc trưng về thiên nhiên và bản sắc văn hóa truyền thống.
Tỉnh Thanh Hóa đang hướng tới xây dựng, khai thác một số tour du lịch kết nối với tỉnh Hủa Phăn (Lào), tập trung vào các sản phẩm du lịch như trải nghiệm, văn hóa - lịch sử, sinh thái cộng đồng.
Nhằm hình thành các sản phẩm du lịch kích cầu hấp dẫn và tăng thêm giá trị cho khách trải nghiệm du lịch, tỉnh Thanh Hóa đang hướng tới xây dựng, khai thác một số tour du lịch kết nối với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trong đó tập trung vào các sản phẩm du lịch như trải nghiệm, văn hóa - lịch sử, sinh thái cộng đồng...
Sau hơn 4 năm chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - thác Ma Hao (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) vẫn tắc.
Núi Chí Linh là không gian sinh sống của phần đa đồng bào các dân tộc thiểu số... Với những dấu tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu mát mẻ... Chí Linh Sơn đang dần 'chuyển mình', từng bước trở thành điểm đến du lịch cộng đồng lý tưởng.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và bề dày văn hóa lịch sử, du lịch Thanh Hóa đã và đang phát triển theo hướng xây dựng điểm đến, sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Qua đó không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần xây dựng thương hiệu mà còn thúc đẩy ngành 'công nghiệp không khói' phát triển theo hướng bền vững.
Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, huyện miền núi Lang Chánh được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, thảm thực vật đa dạng, phù hợp để phát triển du lịch mạnh mẽ.
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và không ngừng hoàn thiện, đổi mới các điểm du lịch cộng đồng, hướng tới thu hút đông đảo du khách.
Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng bào các dân tộc thiểu số... Với những dấu tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu mát mẻ... Chí Linh Sơn đang dần 'chuyển mình', từng bước trở thành điểm đến du lịch cộng đồng, khám phá, trải nghiệm hấp dẫn du khách.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Lang Chánh đã đón trên 13 nghìn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch ước đạt 1,7 tỷ đồng.
Gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo phát triển bền vững... những ưu điểm trên khiến cho du lịch xanh ngày càng được lòng du khách.
Tối 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, UBND huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật 'Vang vọng Chí Linh Sơn' chào mừng Kỷ niệm 606 năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Kỷ niệm 591 năm ngày mất của Anh Hùng dân tộc Lê Lợi.
Sáng 19/3, tại huyện Quan Sơn, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã làm việc với 2 huyện Lang Chánh, Quan Sơn về công tác quản lý, phát triển du lịch. Tham gia đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
Ngày 19/2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại các huyện Thọ Xuân và Lang Chánh.
Nằm lọt thỏm giữa bình nguyên rộng lớn, từng bản làng thuộc dãy Pù Luông hùng vĩ trở thành địa chỉ đỏ đối với du khách trong và ngoài nước. Sức sống mãnh liệt của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này, những giá trị văn hóa thuần khiết do cư dân bản địa dày công chắt chiu là mạch nguồn xúc cảm bất tận đối với những tâm hồn ưa xê dịch, khám phá.
Những ngày cuối năm Quý Mão chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn 2024, không khí lao động của xã viên HTX kẹo nhãn Lang Chánh (Thanh Hóa) càng thêm tấp nập. Người ghi đơn hàng chuẩn bị chuyển ra Hà Nội, người nhận đơn hàng mới cho khách trong tỉnh đón xuân...
Những ngày cuối năm Quý Mão chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn 2024, không khí lao động của xã viên HTX kẹo nhãn Lang Chánh (Thanh Hóa) càng thêm tấp nập. Người ghi đơn hàng chuẩn bị chuyển ra Hà Nội, người nhận đơn hàng mới cho khách trong tỉnh đón xuân...
Năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, người trẻ làm du lịch đã phát huy tinh thần 'không có việc gì khó'. Cuộc trò chuyện với ông Lê Hữu Giáp, Trưởng Phòng VH&TT huyện Thường Xuân; anh Cao Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh khu du lịch Động Tiên Sơn (Công ty CP Du lịch Kim Quy) và anh Lê Minh Châu, Bí thư Huyện đoàn Lang Chánh sẽ cho thấy rõ hơn về vai trò của đoàn viên, thanh niên khi tham gia làm du lịch.
Khép lại một năm với nhiều khó khăn, thách thức song du lịch Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu năm 2023 đề ra, đón khoảng 12,4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 24.252 tỷ đồng. Đây là sự 'bứt tốc' đáng ghi nhận và là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa vươn lên trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.
Cùng với du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) là một trong những thế mạnh của Thanh Hóa trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và sự thay đổi xu hướng của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần có những hướng đi mới nhằm khai thác tối đa dòng khách này.
Thời gian qua, phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN) của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh, thu hút đông đảo chị em tham gia. Từ đó, không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho chị em, mà còn thúc đẩy phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'.
Du lịch cộng đồng được giới chuyên gia nhận định sẽ là xu hướng mang đến nhiều triển vọng, tạo sinh kế cũng như thay đổi tư duy làm kinh tế cho người dân ở những vùng miền còn nhiều khó khăn. Song, làm thế nào để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, đã, đang là bài toán khó đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa và nhiều địa phương trong cả nước.
Điểm đến an toàn, hấp dẫn; sản phẩm đa dạng, bắt kịp xu hướng du lịch mới... là đánh giá của khách du lịch nội tỉnh dành cho các điểm đến trên địa bàn.
Cùng với các thị trường khách truyền thống, thời gian gần đây tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến đến một số tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Qua đó thúc đẩy cơ hội liên kết, phát triển và mở ra cơ hội thu hút khách du lịch từ những thị trường mới về Thanh Hóa.
Năm 2023 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đứng trước thời cơ mới, song còn nhiều 'nút thắt' cần tháo gỡ để du lịch Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn.
Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi vào khai thác sử dụng tạo điều kiện cho người dân đi lại, đặc biệt sẽ là cú hích cho du lịch Thanh Hóa phát triển. Bởi thế, trong 6 tháng đầu năm 2023 Thanh Hóa thu hút hơn 8,3 triệu lượt khách đến, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh ước đạt 15.072 tỷ đồng.
Những tồn tại, hạn chế, sai phạm trong triển khai các dự án du lịch là minh chứng cụ thể cho thấy công tác quản lý Nhà nước vẫn còn những 'lỗ hổng'. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nhấn mạnh đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị có lúc, có nơi còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, cùng với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên miền sơn cước đã giúp cho Lang Chánh có bước chuyển mình về phát triển du lịch. Đây cũng là định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói của huyện trong những năm tới.
Đứng sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Quảng Ninh, Thanh Hóa xếp thứ 4 trong danh sách 9 tỉnh/thành phố đạt doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên trên cả nước trong 6 tháng đầu năm.