Theo tờ Haaretz của Israel, trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày giữa Mỹ-Israel và Iran, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đã phóng tổng cộng 93 tên lửa đánh chặn, tương đương tổng sản lượng trong 3 năm.
Theo giới quan sát quân sự, dù sở hữu hệ thống Iron Dome nổi tiếng, mạng lưới phòng không của Israel không phải là 'bất khả xâm phạm'. Trên thực tế, Iran vẫn tìm ra cách xuyên thủng lớp phòng thủ tưởng chừng vững chắc ấy của Tel Aviv.
Mỹ cấp tốc điều thêm tàu khu trục và tiếp đạn phòng thủ tên lửa cho Israel khi Tehran liên tiếp tấn công. Israel đối mặt nguy cơ cạn kho tên lửa Arrow 3, chiến tranh có thể kéo dài gây tổn thất hàng tỷ USD.
Chính quyền Tổng thống Trump kỳ vọng dự án Vòm vàng sẽ trở thành lá chắn tên lửa toàn diện cho nước Mỹ, nhưng giới chuyên gia cảnh báo, đây có thể chỉ là giấc mơ tốn kém, khó khả thi và dễ bị vô hiệu hóa.
Quốc hội Mỹ đề xuất gói quốc phòng 150 tỷ USD, bơm 27 tỷ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa 'Vòm Vàng' nằm trong siêu dự luật cắt giảm thuế của ông Trump, nhằm răn đe Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng với Iran ngày càng leo thang, Mỹ đã đưa thêm một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đến Israel, động thái cho thấy Washington đang tăng cường hỗ trợ đồng minh thân cận ở Trung Đông.
Liệu THAAD có đủ sức đánh chặn tên lửa siêu thanh Oreshnik - mối đe dọa mới thách thức mọi giới hạn công nghệ phòng thủ?
Ông Trump đã thu hút sự chú ý khi công bố kế hoạch yêu cầu quân đội xây dựng hệ thống phòng thủ 'Vòm Sắt' (Iron Dome) hoàn toàn do Mỹ sản xuất ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Với khả năng phát hiện và vô hiệu hóa mục tiêu ở khoảng cách 2.000 km, THAAD không chỉ là 'con bài chiến lược' mà còn gửi thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh công nghệ quân sự của Mỹ.
Tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga, với tầm bắn 5.500 km, đang thách thức mọi hệ thống phòng không hàng đầu thế giới. Từ Patriot, THAAD, Arrow đến Aegis, liệu công nghệ phương Tây có thể chống lại thách thức này? Cuộc 'đấu công nghệ' được Tổng thống Nga đề xuất đang đặt ra phép thử lớn đối với Mỹ và NATO.
Mỹ đang có kế hoạch triển khai các hệ thống phòng không Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) tới Tel Aviv trong bối cảnh căng thẳng Israel-Iran leo thang. Mặc dù được coi là 'sự bổ sung cho Patriot', THAAD có thể bảo vệ nhiều khu vực hơn nhờ sở hữu phạm vi tấn công rộng hơn Patriot.
Lầu Năm Góc hôm 13/10 cho biết Washington sẽ gửi một hệ thống chống tên lửa tiên tiến tới Israel cùng với quân đội Mỹ để vận hành hệ thống này, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đồng minh.
Mỹ thông báo sẽ gửi quân đến Israel cùng với một hệ thống chống tên lửa tiên tiến, trong một đợt triển khai quân rất bất thường nhằm tăng cường khả năng phòng không của đồng minh sau các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran.
Để đối phó với các mối đe dọa tên lửa từ các đối thủ trong khu vực, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa bằng công nghệ trong nước.
Danh sách vũ khí mới nhất mà Kiev muốn có để chống lại Nga bao gồm những mặt hàng có giá trị lớn.
Quan chức Nga ngày 9/2 cho biết việc Ukraine yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống phòng không THAAD có thể xem là 'hành động khiêu khích', làm giảm khả năng đạt được thỏa thuận ngoại giao.
Chính phủ Ukraine đã yêu cầu Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD trên lãnh thổ của mình; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận, phía Nga lập tức phản ứng mạnh mẽ.