Cách Singapore, nước được xếp vào danh sách những quốc gia sạch nhất trên toàn cầu, xử lý rác thải có thể mang tới bài học hữu ích cho phần còn lại của thế giới.
Phiên giao dịch ngày 5/8, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu chứng khoán và dầu khí vẫn giao dịch tích cực đã giúp VN-Index tránh được một phiên giảm sâu. Chốt phiên, VN-Index giảm 1,41 điểm xuống mức 1.252,74 điểm.
Thanh khoản tăng trở lại, thị trường có nhiều diễn biến bất ngờ, liên tục 'quay xe' trong phiên hôm nay. Dù cổ phiếu ngân hàng đua nhau dậy sóng, nhưng VN-Index vẫn có lúc trượt sâu. Về cuối phiên, đà giảm thu hẹp, cổ phiếu lớn thoát sàn nhưng nhóm ngân hàng lại nguội đi đáng kể.
Phiên giao dịch ngày 19/5, áp lực bán suy yếu trong phiên chiều giúp thị trường hồi phục nhanh chóng. Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,88 điểm lên 1.241,64 điểm; HNX-Index giảm 1,82 điểm xuống 308,02 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15 điểm xuống 94,58 điểm.
Phiên giao dịch ngày 12/5, áp lực bán liên tục bị đẩy lên cao đã khiến hàng loạt cổ phiếu thuộc nhiều nhóm ngành như: ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, bất động sản, xây dựng lao dốc. Chốt phiên, VN-Index giảm 62,69 điểm xuống mức 1.238,84 điểm; HNX-Index cũng giảm 17,51 xuống mức 315,52 điểm.
Phiên giao dịch ngày 11/5, nhóm cổ phiếu bất động sản về cuối phiên bất ngờ thu hút dòng tiền và tăng mạnh, như: L14, CEO, DIG, LDG, CII... Chốt phiên, VN-Index tăng 7,97 điểm lên 1.301,53 điểm; HNX-Index tăng 3,02 điểm lên 333,04 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm xuống 98,79 điểm.
Trước ngày 8/4, các công ty chứng khoán phải gửi báo cáo về số dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các cổ phiếu 'họ' FLC về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Phiên giao dịch ngày 23/12, lực bán ồ ạt trên diện rộng đã khiến VN-Index lao dốc. Hàng loạt cổ phiếu thuộc các nhóm ngành: chứng khoán, thép, ngân hàng, bất động sản và xây dựng chìm sâu trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 20,71 điểm xuống mức 1.456,96 điểm; HNX-Index cũng giảm 10,49 điểm xuống mức 442,61 điểm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng mà châu Âu đang gánh chịu buộc phương Tây phải tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế cho Nga và đường ống dẫn khí đốt xuyên Caspian chính là giải pháp.
Với 10 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu trên sàn, tầm vóc của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên sàn còn quá nhỏ bé so với thực lực.
Phiên giao dịch ngày 14/10, một số cổ phiếu lớn (SHB, VHM, BCM, BID,... ) nới rộng đà giảm lúc cuối phiên, gây áp lực khiến VN-Index đảo chiều, đóng cửa giảm 0,06 điểm, xuống 1.391,85 điểm. Phiên này, HNX-Index tăng 5,50 điểm, lên 384,84 điểm; UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm, lên 99,28 điểm.
Phiên giao dịch ngày 13-4, áp lực bán tăng mạnh, hầu hết các cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép… chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, một số mã vẫn tăng như VIC, VHM hay VJC, VPB, EIB, NVL. Chốt phiên, VN-Index giảm 4,12 điểm, xuống 1.248,33 điểm; HNX-Index giảm giảm 3,35 điểm, xuống 293,16 điểm; UPCom-Index giảm 0,97 điểm, xuống 83,13 điểm. Thanh khoản toàn thị trường rất cao, GTGD ba sàn hơn 29.000 tỷ đồng; khối ngoại mua ròng 180 tỷ đồng, tập trung vào VIC, MSN, NVL.
Audi RS 3 LMS là mẫu xe đua Touring Car Cup được trang bị nhiều thiết bị an toàn nhất.
Phiên giao dịch ngày 2-2, sau khoảng một tiếng rung lắc ở đầu phiên, lực mua bất ngờ được đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu lớn đã giúp VN-Index bật lên gần ngưỡng 1.055 điểm. Về cuối phiên, đà tăng của các cổ phiếu trụ cột tiếp tục được nới rộng, trong rổ VN30, có đến bốn mã là SBT, VHM, VIC, VPB tăng kịch trần, còn lại 26 mã khác đều tăng giá. Chốt phiên, VN-Index tăng 40,02 điểm, lên mức 1.075,53 điểm; HNX-Index cũng tăng 6,51 điểm lên mức 215,36 điểm.
Phiên giao dịch ngày 29-1, sau khoảng 30 phút giao dịch giằng co ở đầu phiên, VN-Index đã bật tăng mạnh trở lại với sắc tím tràn ngập. Về cuối phiên, thị trường giảm chút sôi động do áp lực chốt lời, các cổ phiếu lớn như: SAB, ROS, EIB giảm sàn (cả ba cổ phiếu này đều bị loại khỏi danh mục của VN-30), nhưng các mã: FPT, PNJ, VHM, VNM, TPB vẫn tăng kịch trần. Chốt phiên, VN-Index tăng 32,67 điểm, lên mức 1.056,61 điểm; HNX-Index cũng tăng 11,17 điểm lên mức 214,21 điểm.
Thị trường giảm khá mạnh trong tuần chủ yếu do phiên điều chỉnh sâu ngày thứ Ba và hai nhóm trụ cột ngân hàng, dầu khí suy yếu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng tăng vọt và hút mạnh dòng tiền như TCM, ROS, ART, TNG, THD.
Phiên giao dịch ngày 19-1, lệnh bán được tung ra ồ ạt khiến VN-Index lao dốc và mất 74,71 điểm ở cuối phiên sáng, hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ giảm sàn. Ở phiên chiều, đà giảm của các chỉ số chính đã được thu hẹp lại nhưng vẫn ở mức giảm sâu; trong rổ VN30 có đến tám mã (BID, CTG, HDB, MBB, SSI, STB, TCH, VPB) giảm sàn, còn lại 22 mã khác cùng chìm trong sắc đỏ. Chốt phiên, HNX-Index giảm 6,48 điểm, xuống mức 224,02 điểm; VN-Index giảm 60,94 điểm, xuống mức 1.131,00 điểm.
Phiên giao dịch ngày 25-11, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường cùng với sắc xanh bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp VN-Index cán mốc 1.000 điểm ở phiên sáng. Tuy nhiên, trong phiên chiều, nhiều cổ phiếu trụ cột như: FPT, TCB, VHM… đảo chiều giảm giá, cùng các mã lớn: HPG, BVH, STB… giảm sâu đã khiến VN-Index hạ bớt độ cao. Chốt phiên, VN-Index tăng 4,18 điểm, lên mức 999,94 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,51 điểm lên mức 148,09 điểm.
Phiên giao dịch ngày 10-11, bất ngờ lực bán dâng cao cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn (HSG, TPB, VCG, PNJ, VNM, CTG…) giảm sâu, đẩy hai chỉ số chính kết phiên trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,09 điểm, xuống 951,90 điểm; HNX-Index giảm 0,24, xuống 141,37 điểm; chỉ có UPCoM-Index tăng 0,14 điểm, lên 64,16 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, tổng KLGD đạt 552 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 10.824 tỷ đồng, trong đó, GDTT chiếm 1.617 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 30-10, VN-Index hồi phục ngay từ khi mở cửa, nhưng sau đó có sự phân hóa ở nhóm trụ cột đã khiến thị trường giao dịch giằng co. Về cuối phiên, nhiều cổ phiếu lớn như: PNJ, PLX, VIC, REE… đồng loạt tăng giá đã trợ giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm mạnh. Chốt phiên, VN-Index tăng 6,39 điểm, lên mức 925,47 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,97 điểm lên mức 135,34 điểm.
Phiên giao dịch ngày 22-10, thị trường thiếu trụ đỡ cùng sự giằng co giữa bên bán và bên mua đã khiến VN-Index biến động lình xình dưới mốc tham chiếu ở phiên sáng. Về cuối phiên, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh vào các cổ phiếu lớn, đặc biệt trong rổ VN30 có đến 24 mã tăng giá đã trợ giúp VN-Index bật tăng khá mạnh. Chốt phiên, VN-Index tăng 10,87 điểm, lên mức 949,90 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,88 điểm lên mức 140,86 điểm.
Phiên giao dịch ngày 16-10, sự phân hóa khá mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột khiến thị trường giằng co với những đợt tăng giảm đan xen. Về cuối phiên, nhờ sự trợ giúp của các mã lớn như: CTG, GAS, VPB, FPT, PNJ, SBT…, VN-Index đã tăng điểm nhẹ. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,54 điểm, lên mức 943,3 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,17 điểm lên mức 139,82 điểm.