Chỉ sơ suất nhỏ trong quá trình lao động, sản xuất có thể gây ra những vụ tai nạn thương tâm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động... đang được thành phố Hà Nội tập trung triển khai.
Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp cảnh báo tình trạng nhiều công nhân sa vào bẫy 'tín dụng đen' đã phải chịu cảnh lãi suất cao, cùng những hành vi đòi nợ bằng cách đe dọa, 'khủng bố' người vay và người thân của họ. Vậy nhưng, 'tín dụng đen' vẫn tiếp tục len lỏi trong các khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội, cho thấy cần phải quyết liệt ngăn chặn triệt để.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn lao động tại các doanh nghiệp, công trình xây dựng, đặc biệt là công trình cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn đó nỗi lo về an toàn lao động tại nơi này khi nguy cơ xảy ra những vụ tai nạn thương tâm đang rình rập...
Thỏa ước lao động tập thể có thể tạo ra một phương tiện hiệu quả giúp người sử dụng lao động và người lao động giải quyết những thách thức.
Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, sáng 24-4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1-1-2021'.
Ngày 20-4, gần 400 đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng đã tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ ngày 1-1-2021'. Chương trình do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức.