ST25 – giống gạo từng đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới do tổ chức The Rice Trade tổ chức – đã chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), theo thông tin từ một cơ quan quản lý nông nghiệp.
Trong khi nguồn cung biến động do tình hình xuất khẩu, thị trường tại Tp.HCM đang cố gắng giữ ổn định giá gạo.
Sở Công Thương Long An đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước xem xét chính sách nới lỏng hạn mức tín dụng đối với ngành gạo, giúp doanh nghiệp tiếp cận thu mua lúa ổn định sản xuất.
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu Việt Nam có mức tăng giá cao nhất so với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác tại châu Á, đạt 473 USD/tấn. Xuất khẩu gạo quý 1/2023 của Việt Nam tăng hơn 19% về lượng và 30% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Dự báo, nhu cầu lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng. Nhiều tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường cũng như các hiệp định thương mại tự do để mặt hàng gạo Việt chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Bộ Công Thương đưa OM4900 và Tài nguyên Chợ Đào ra khỏi danh mục 2 giống lúa thơm và bổ sung vào danh mục 6 giống lúa thơm mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đưa ra khỏi danh mục 2 giống lúa thơm là: OM4900 và Tài nguyên Chợ Đào; bổ sung vào danh mục 6 giống lúa thơm mới là ST24, ST25, Đài Thơm 8, OM18, OM7347 và OM9921…
Tập đoàn Lộc Trời, cuối năm 2021 đã xuất khẩu lô hàng cuối với 4.170 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Điều đó đặt ra kỳ vọng gạo Việt xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở 80.000 tấn/năm.
Quy định thực thi (EU) 2021/760 có hiệu lực từ ngày 11/5/2021, riêng đối với gạo nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam trong hạn ngạch thuế quan theo EVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cam kết về thuế quan, bảo hộ chỉ dẫn địa lý… nhằm làm mạnh thương hiệu sản phẩm Việt trên các thị trường xuất khẩu.
Không ít người tiêu dùng thắc mắc, cùng loại gạo đặc sản, gạo ngon thế giới… nhưng mua ở cửa hàng này hương vị khác hoàn toàn cửa hàng khác. Thậm chí, ở cùng một điểm bán nhưng mua lần sau đã khác lần trước.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,07 tỷ USD năm 2020, gạo đã trở thành điểm sáng trong lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước. Đây cũng là thành quả ấn tượng của ngành lúa gạo trong nhiều năm qua, nhất là khi xuyên suốt năm 2020, nền nông nghiệp nước ta chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai, dịch bệnh trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ đông xuân năm 2020-2021 được dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của xâm nhập mặn. Để sản xuất lúa thắng lợi, ngành nông nghiệp sẽ chủ động, linh hoạt trong cơ cấu giống, lịch thời vụ để khắc chế được những biến động của thiên tai.
Theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm.
Trong chín tháng năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đi châu Âu đạt hơn 10 triệu USD tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước. Vậy điều gì khiến gạo Việt Nam có được những thay đổi như vậy?
Chưa bao giờ vị thế của gạo Việt Nam ở thị trường EU lại cao như hiện nay, nhưng theo các doanh nghiệp thì giá rẻ chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu.
Ngày mai (22/9), lô hàng gạo thơm đầu tiên với số lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 sẽ lên đường sang EU theo ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.
Các giống thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan chiếm khoảng 43% đến 46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khoảng trên 3,0 triệu tấn.
Theo Bộ NN&PTNT, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, xuất khẩu mặt hàng gạo trong nước đang có cơ hội lớn gia tăng giá trị.
Tiếp nối thành công của lô gạo 3.000 tấn được Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An bán vào Liên minh châu Âu (EU), trong khoảng nửa đầu tháng 9-2020 (từ ngày 4 đến 17-9), tiếp tục có sáu doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang thị trường này với khối lượng xấp xỉ 4.300 tấn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu (XK) sang Liên minh châu Âu (EU).
Theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Liên hiệp châu Âu (EU) dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm được hưởng mức thuế suất 0%. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là nhóm gạo thơm, tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan này, chỉ hơn một tháng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngày 4-9-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.
Để hưởng ưu đãi hạn ngạnh 30.000 tấn gạo thơm xuất xuất khẩu vào EU, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.