Sở VHTTDL Hà Giang và UBND huyện Quang Bình vừa phối hợp tổ chức bế giảng lớp truyền dạy thực hành di sản Then của người Tày cho 45 học viên là nghệ nhân, những người yêu thích văn hóa dân tộc Tày đang sinh sống tại các xã Xuân Giang, Yên Thành, Bằng Lang và Yên Bình.
Chiều 11.5, tại Tuyên Quang, Sở VHTTDL 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn thống nhất phương án hợp nhất.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hà Giang, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang cùng Hội Lữ hành G7 đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề 'Văn hóa, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững' nhăm tìm giải pháp giúp du lịch Hà Giang vượt qua khó khăn, thu hút khách trở lại sau ảnh hưởng nghiêm trọng của bão số 3.
Nhằm tăng cường công tác quảng bá và tìm giải pháp phát triển du lịch Hà Giang, thu hút khách trở lại sau ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang, Hội Lữ hành G7 tổ chức tọa đàm 'Văn hóa, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững'.
Mang giá trị văn hóa - lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên là biểu tượng sáng ngời cho tinh thần yêu nước, cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc.
Việc gọi mèn mén là 'cám lợn' hay ví những người bán hàng là 'ăn xin' khiến dư luận bất bình và cho rằng đó là phát ngôn phản cảm, xem nhẹ quy tắc ứng xử trên MXH.
Như Văn Hóa đã đưa tin, hội nghị tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2022 và hội thảo khoa học 'Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội' do Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa tổ chức tại TP.HCM. Tại đây, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương bày tỏ lo lắng trước tình trạng 'tôn tạo quá tay', chú trọng tôn tạo hơn công tác tu bổ, bảo tồn di tích.
Theo Sở VHTTDL Hà Giang, tính đến ngày 4.9, lượng khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 42.000 lượt người, trong đó khách nước ngoài ước đạt 1.200 lượt người. Tổng thu du lịch ước đạt 84 tỉ đồng. Riêng ngày 4.9 ước tính phục vụ 6.000 lượt khách; tổng thu du lịch ước đạt 12 tỉ đồng. Công suất buồng phòng dịp 2.9 ước đạt 90-100%.
Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 1743/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại Hà Giang và Lào Cai.
Từ ngày 30.5 đến 2.6, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với Sở VHTTDL Hà Giang tổ chức Lớp tập huấn về truyền dạy và bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống đối với dân tộc Tày tại Vị Xuyên, Hà Giang, năm 2022, với sự tham gia của 70 học viên là các nghệ nhân trưởng thôn, bản, người có uy tín, người có tay nghề cao trong việc thực hành các kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc Tày.
Sau khi Phương án mở cửa du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới được công bố, tỉnh Hà Giang đã triển khai ngay các giải pháp đẩy mạnh phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.
Thích ứng với giai đoạn bình thường mới, hoạt động du lịch tại các địa phương đang 'rục rịch' trở lại. Cùng với mục tiêu thu hút khách, tiêu chí an toàn phòng dịch luôn được ngành du lịch đặt lên hàng đầu.
Du khách hoãn, hủy gần như toàn bộ tua du lịch trong tháng 5, chưa có ý định đặt tua cho các tháng tiếp theo. Doanh nghiệp du lịch phải lui về trạng thái phòng thủ chờ thời điểm trỗi dậy.
Nhằm bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cũng như để quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn..., nhiều sự kiện văn hóa dân tộc đã được Sở VHTTDL Hà Giang và các đơn vị liên quan lên kế hoạch triển khai trong những tháng đầu năm 2021.
Với chủ đề 'Tiếng Khèn bên bờ rào đá', Lễ hội khèn Mông lần thứ VII năm 2021 sẽ được tổ chức tại Chợ Phố cổ thị trấn Đồng Văn và trung tâm xã Phố Là từ ngày 30.4 đến 2.5.2021.
Sáng nay 25.3, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 144 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn với sự tham gia của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chủ trì Hội nghị.
Dịch Covid-19 tái bùng phát những ngày cận Tết Tân Sửu khiến các địa phương trên cả nước bị giảm mạnh lượng du khách trong đợt nghỉ Tết do tâm lý lo ngại dịch bệnh. Mặc dù vậy, các địa phương vẫn nỗ lực chủ động phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho du khách ở mức cao nhất và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngành du lịch.
Ngày 14.10, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã ký Công văn số 4141/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Hà Giang về công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Qua khảo sát thực địa tại khu vực danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng trong những ngày qua, phóng viên Văn Hóa nhận thấy công tác quản lý, bảo vệ di sản hùng vĩ này còn rất nhiều vấn đề, trong đó đáng chú nhất là việc xây dựng, cải tạo những công trình, nhà dân nằm ngay trong vùng lõi của danh thắng chưa được các cấp chính quyền quan tâm, xử lý...
Khỏa thân để 'bảo vệ môi trường', bảo vệ công trình Mã Pì Lèng Panorama suy cho cùng cũng chỉ là chiêu trò để 'đánh bóng tên tuổi'. Bởi chỉ có 'bọn điên' mới lấy những hình ảnh phản cảm, ô nhiễm thị giác, vấy bẩn cảnh quan để cho rằng mình đang bảo vệ môi trường.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, ngày 8.10, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa làm Trưởng đoàn đã lên Hà Giang để làm việc với cơ quan chức năng có liên quan của địa phương.
Tòa nhà xây dựng không phép trên đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đã làm 'nóng' dư luận trong suốt những ngày qua. Nếu chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý sai phạm theo hướng trả lại không gian, cảnh quan vốn có cho Mã Pì Lèng thì chẳng khác nào báo chí, mạng xã hội đã quảng cáo không công, coi thường dư luận...
Chỉ trong một thời gian ngắn, cộng đồng mạng đã tạo ra hai luồng thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh. Một về bụi mịn, một về cảnh quan Mã Pí Lèng bị xâm phạm. Mức độ ảnh hưởng từ thông tin của cộng đồng mạng đang tạo ra một thứ áp lực không nhỏ đối với những người có liên quan. Có cả tốt và xấu.
Vị trí của khách sạn Mã Pì Lèng Panorama nằm ngoài khu vực bảo vệ II của di tích. Công trình này chưa được cấp phép đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trong những ngày qua, một số cơ quan báo chí đưa tin về tòa nhà bê tông 6 tầng với chức năng nhà nghỉ, nhà hàng, quán cà phê... xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Công trình được cho là xây dựng trên đất trồng cây lâu năm, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xâm phạm danh thắng quốc gia.
Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng đang gây tranh cãi trong dư luận.
Cục di sản - Bộ VHTTDL từng ra văn bản khi công trình xây dựng trên Mã Pì Lèng hiện diện.
Cục di sản - Bộ VHTTDL từng ra văn bản khi công trình xây dựng trên Mã Pì Lèng hiện diện.
Công trình Mã Pì Lèng Panorama cao 7 tầng trên đèo Mã Pì Lèng gây xôn xao dư luận thời gian qua. Xung quanh công trình được cho là xây 'chui' này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang có báo cáo đánh giá từ tháng 7.
Sau khi ông Vương Duy Bảo, cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành lên tiếng về lùm xùm công nhận di tích, tu bổ di tích quốc gia cũng như quy chế quản lý Khu nhà Vương, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) tỉnh Hà Giang báo cáo cụ thể gửi UBND tỉnh, Bộ VHTTDL.
Cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành thông báo sẽ tạm đóng cửa di tích quốc gia Dinh thự họ Vương từ 15/6. Đại diện gia đình và tỉnh Hà Giang dự kiến ngồi bàn thảo xung quanh câu chuyện này ngày hôm nay.
Sau khi nhận sổ đỏ thừa kế tòa dinh thự họ Vương, ông Vương Duy Bảo thông báo sẽ đóng cửa tòa dinh thự họ Vương trong lúc chờ đợi thỏa thuận phân chia lợi ích từ di tích.