Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 700 triệu đồng đối với 5 doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Người dân thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở chế biến gỗ băm dăm của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến.
Dự án đường Hàm Nghi kéo dài ở Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 575 tỷ đồng, dự kiến về đích vào cuối năm 2024 nhưng đến nay vẫn còn 1,2km vướng giải phóng mặt bằng.
Để thực hiện 'Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025' sở TN&MT Hà Tĩnh đã phối hợp UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà triển khai mô hình 'Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa'
Sau khi thành lập được 19 ngày, công ty này đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của 3 mỏ với giá rất cao, có mỏ cao hơn giá khởi điểm hơn 100 lần.
Từ những bất thường trong vụ Công ty Trọng Tín 17 ngày tuổi trúng 03 mỏ khoáng sản 200 tỷ tại Hà Tĩnh, UBND tỉnh này đã có văn bản giao công an vào cuộc.
Công ty CP Đầu tư xây dựng bất động sản Trọng Tín - đơn vị vừa trúng đấu giá quyền khai thác 3 mỏ khoáng sản đã có văn bản đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh hướng dẫn các bước tiếp theo để sớm hoàn thành đầy đủ các thủ tục thực hiện khai thác khoáng sản.
Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị tổ chức thực hiện các quyết định quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
Nhiều năm về trước, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương được đánh giá tiên phong, đi đầu trong nỗ lực đưa các mỏ khoáng sản ra đấu giá, thu nhiều tiền về cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều mỏ khoáng sản trong số này mặc dù đã được công nhận trúng đấu giá, doanh nghiệp nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ 2 - 3 năm nay nhưng vẫn không thể đưa vào khai thác.
Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh tiếp thu các ý kiến của đoàn giám sát để hoàn thiện báo cáo việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản.
Xây dựng các công trình, hạng mục trên đất rừng phòng hộ khi chưa có hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa được thuê đất và chưa có giấy phép xây dựng. 6 năm kể từ khi phát hiện, chính quyền và sở ngành đang loay hoay tìm cách xử lý các sai phạm liên quan thì doanh nghiệp này tiếp tục xây dựng thêm các công trình vi phạm khác.
Với mục tiêu đưa Luật Đất đai 2024 sớm đi vào thực tiễn ở Hà Tĩnh, Sở TN&MT tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành thuộc thẩm quyền.
6 khu vực mỏ khoáng sản được đấu giá sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận.
Sở TN&MT tổ chức cuộc họp lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo các quyết định thi hành Luật Đất đai 2024 trên địa bàn Hà Tĩnh.
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra đấu giá hàng trăm lô đất, trong đó không ít lô nằm ở các vị trí sinh lợi, đắc địa. Tuy nhiên, theo báo cáo thì nghịch lý là nhiều dự án trong số này đã nhiều lần đưa ra tổ chức đấu giá nhưng không có người mua. Thực hư vấn đề này như thế nào?
Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại 'bỏ quên' yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.
Doanh nghiệp không đủ năng lực nhưng vẫn trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản rồi chuyển nhượng lại dự án; được cấp phép khai thác làm vật liệu thi công cao tốc nhưng phớt lờ việc hoàn thiện các quy định, ngang nhiên khai thác, sử dụng hàng nghìn mét khối đất trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương... là những bất cập, tồn tại đang xảy ra tại các mỏ vật liệu san lấp dự án cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh.
Sở TN&MT Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường như: trượt lở đất, đá; ngập lụt; sụt lún…
Ban Chấp hành Liên minh HTX Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2024 và xây dựng kế hoạch năm 2025 bám sát thực tiễn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh sớm hoàn thiện các nội dung của chính sách sửa đổi, bổ sung về tập trung tích tụ ruộng đất đảm bảo đồng bộ, sát thực tiễn.
Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy trình, quy định.
Việc các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chủ động lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc tự động, liên tục góp phần tạo 'lá chắn', sớm phát hiện sự cố về môi trường.
Dự án Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3953/QĐ-UBND ngày 13/10/2015, với quy mô 150 con lợn nái do ông Phạm Thanh Hải, trú tại TP Hà Tĩnh (ông Hải hiện đang là Trưởng phòng tổ chức và nhân sự thuộc Công ty Điện lực Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư.
Mỏ đất ở xã Thượng Lộc (Can Lộc) và mỏ đất ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) là 2 mỏ đất mà Hà Tĩnh cấp thêm cho nhà thầu để thi công cao tốc Bắc – Nam.
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh xác định, nước biển ở khu vực xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên chuyển sang màu đỏ là do hiện tượng tảo nở hoa gây nên.
Cơ quan chức năng kết luận, vệt đỏ xuất hiện ở khu vực biển Thiên Cầm và Cẩm Nhượng là do hiện tượng tảo nở hoa gây nên.
Kết quả quan trắc nước biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho thấy, các thông số đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép. Vệt đỏ xuất hiện ở khu vực biển Thiên Cầm là do hiện tượng tảo nở hoa gây nên.
Hiện tượng nước biển có vệt đỏ xuất hiện từ chiều 24/3/2024 với chiều dài 2,5km dọc bãi biển Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhưng sau 1 ngày nước biển đã trở lại bình thường.
Tấp nập ghe thuyền đánh bắt hải sản của bà con ngư dân vùng biển Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sáng nay tiếp tục ra khơi, màu nước biển đã trong xanh trở lại sau khi có hiện tượng đổi màu đỏ, đục.
Phát hiện nước biển xuất hiện dòng nước đỏ đục bất thường, đoàn công tác của Sở TN-MT phối hợp chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để lấy mẫu nước.
Thời điểm đoàn công tác của Sở TNMT có mặt lấy mẫu, nước biển đã trong xanh trở lại, ngư dân cũng đã ra khơi đánh bắt thủy sản bình thường.
Với sự hỗ trợ của đoàn viên Liên chi đoàn Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Tĩnh, các thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương được xử lý, giải quyết nhanh hơn.
Sở TN&MT Hà Tĩnh đang tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh.
Hà Tĩnh yêu cầu Nhiệt điện Vũng Áng II thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt là sử dụng làm vật liệu san nền, không triển khai phương án nhận chìm.
Việc nông dân Hà Tĩnh sử dụng nilon bao quanh đồng ruộng giúp phòng ngừa chuột, tác động thời tiết bất lợi gây hại cho lúa nhưng cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh quán triệt và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số về lĩnh vực ngành phụ trách để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải dự, chỉ đạo hội nghị của Đảng ủy Sở TN&MT Hà Tĩnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng dự, chỉ đạo hội nghị của BTV Huyện ủy Lộc Hà.
Sau nhiều lần đối thoại với người dân, lực lượng chức năng cắm mốc thành công khu vực quy hoạch mỏ cát phục vụ thi công cao tốc Bắc-Nam ở Hà Tĩnh.
Tại phiên chất vấn sáng 7/12, Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Lê Ngọc Huấn đề nghị các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và người dân chủ động trong việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn.
Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết giải pháp giải quyết dứt điểm tồn đọng do cấp đất trái thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi người dân.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh khắc phục các tồn tại, hạn chế, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.
Dự án Khu chăn nuôi lợn giống Dabaco Hà Tĩnh tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được chấp thuận đầu tư từ năm 2017, bất luận trước đó vào năm 2013 khu đất này đã được quy hoạch để xây dựng cơ sở tôn giáo Thiền viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định, thủ tục hành chính để kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Ngày 27/10, TAND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Đạt (SN 1992) 7 năm 6 tháng tù giam về tội 'Cố ý gây thương tích'.
Ngôi nhà của bà Đoàn Thị Huệ (xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh) nằm ở vị trí nút giao giữa đường huyện DH 56 đang được nâng cấp mở rộng với QL 8A. Theo một số ngành chuyên môn, huyện Đức Thọ nên có phương án sớm di dời, tái định cư cho hộ dân để đảm bảo ATGT về lâu dài.
Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp VN1 được thành lập từ năm 2004, có trụ sở chính nằm trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Do vi phạm quy định nên UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản tại phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) và xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc) đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghiệp VN1.
Khu đất công rộng 1809,3 m2 nằm ở vị trí 'đắc địa' của thị trấn Cẩm Xuyên, được tỉnh Hà Tĩnh giao cho một doanh nghiệp tư nhân không qua đấu giá. Điều đặc biệt, thời điểm ấy doanh nghiệp xin tiếp nhận khu 'đất vàng' này chỉ mới được 3 ngày tuổi.
Dù đã dừng khai thác nhiều năm song hàng loạt mỏ đá ven các dãy núi thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chưa khắc phục môi trường, thu dọn máy móc, gây nguy hiểm cho người và gia súc.
Hàng loạt công sở, nhà khách tại những vị trí đắc địa ở Hà Tĩnh không được sử dụng, bị bỏ hoang gây lãng phí đất đai, làm mất cảnh quan đô thị. Nhiều năm qua, các cơ quan ban ngành đã tìm cách gỡ rối nhưng chưa thể xử lý vì còn nhiều vướng mắc.