Ngày 21.6, tại EXPO 2025 Osaka, Kansai (Nhật Bản) đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Nhà triển lãm Việt Nam và Nhà triển lãm Malaysia.
Những người nông dân ở xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chưa hề được đào tạo, chưa biết một nốt nhạc, sau một thời gian tập luyện, họ đã có thể sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau.
'GOm Show - Âm thanh từ gốm' là chương trình nghệ thuật đầu tiên tại Việt Nam lấy chất liệu gốm làm trung tâm.
Giữa đô thị náo nhiệt, trong không gian học đường tưởng chừng chỉ thuộc về nhịp sống công nghiệp và giáo dục số, vẫn còn đó những giai điệu đàn tranh, tiếng sáo ngân nga, âm thanh đàn bầu ngân lên trong trẻo. Đó là những thanh âm của truyền thống, đang được giữ gìn, hồi sinh và lan tỏa từ chính những người trẻ - những người đang góp phần viết tiếp bản hòa ca dân tộc bằng tâm huyết và sự sáng tạo của thế hệ mình.
Theo CNBC, các nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em học nhạc cụ - như piano, guitar - có xu hướng tăng điểm IQ và phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Bên dòng Thu Bồn thơ mộng, hơn 400 năm qua, ngọn lửa đúc đồng của làng Phước Kiều vẫn luôn rực đỏ. Ngọn lửa ấy không chỉ giữ gìn một nghề thủ công cổ truyền, mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt – bền bỉ như tiếng chiêng đồng vang vọng giữa núi rừng, ấm nóng như lòng người gắn bó với nghề qua bao thế hệ.
Chọn gốm làm chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, nhóm nhạc Đàn Đó sẽ sử dụng chum, vại, bình, lọ… như một loại nhạc cụ cổ xưa...
Nguyễn Tuấn Khôi (2002) – sinh viên K16 ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT – không chỉ là một kỹ sư tương lai với niềm yêu thích lập trình, mà còn là một chàng trai với niềm tự hào và ý thức giữ gìn nền âm nhạc dân tộc sâu sắc. Xuất thân từ vùng quê Tân Phú – Đồng Nai, với khát vọng cống hiến, nghị lực và tinh thần bản lĩnh, hành trình 4 năm đại học đã mài giũa chàng trai ấy trở thành một Đại sứ sinh viên tiêu biểu của nhiều chương trình.
'GOm show' là dự án nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc bản địa và hệ thống nhạc cụ sáng tạo từ gốm.
Bộ sưu tập Đàn đá Đắk Sơn (Đắk Nông) được công nhận là Bảo vật quốc gia, góp phần làm rõ mốc phát triển đầu tiên của âm nhạc dân tộc.
Trầm ấm và đầy bí ẩn, ki pah là một biểu tượng văn hóa sâu sắc mà người Êđê ở Tây Nguyên dùng để giao tiếp với thần linh và dẫn dắt những nghi lễ thiêng liêng nhất. Không rộn ràng như tiếng cồng, không du dương như tiếng sáo, nhạc cụ ki pah có âm thanh trầm ấm, vang vọng, mang theo hơi thở của đất, của cây, của gió giữa không gian đại ngàn.
Chỉ trong khoảng 3 năm, từ một ngôi trường không có giáo viên âm nhạc, Trường THPT Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã trở thành điểm sáng trong việc tiên phong đưa nhạc cụ vào giảng dạy chính khóa tại Hà Nội. Những tiết học âm nhạc dân tộc được 'thiết kế riêng' không chỉ làm sống lại âm nhạc truyền thống mà còn khơi dậy sự tự hào và hứng thú học tập cho học sinh vùng ngoại thành.
Nghệ nhân Hồ Thị Dé (71 tuổi), ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp (Trà Bồng) là một trong số ít những người Cor còn lại biết thổi kèn A máp. Với bà, nhạc cụ độc đáo của dân tộc mình là người bạn tri kỷ, sẻ chia mọi buồn vui cuộc đời.
Trong buổi biểu diễn nghệ thuật chung của Nhà Triển lãm Việt Nam và Nhà Triển làm Mỹ tại Expo 2025, lần đầu tiên nhạc cụ truyền thống Việt Nam đã hòa nhịp với vũ điệu múa vòng dân gian của thổ dân Mỹ. Đặc biệt, 3 nghệ sĩ Mỹ đến từ gia đình thổ dân từng được mời biểu diễn tại Nhà Trắng và giành nhiều giải thưởng tại Mỹ.
Chiều 12/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh An Giang tổ chức vòng chung kết và trao giải Hội thi 'Tài năng nhí' lần thứ III năm 2025, nhằm tạo sân chơi ý nghĩa, cơ hội để các em thiếu nhi thể hiện tài năng, bản lĩnh và sự sáng tạo của mình trong nhiều lĩnh vực ca hát, múa, võ thuật và các môn độc tấu nhạc cụ…
Ngày 12.6 tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai (Nhật Bản) đã diễn ra màn trình diễn nghệ thuật độc đáo kết hợp giữa vũ điệu dân gian múa vòng, múa lông vũ của thổ dân Mỹ với âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
'GOm show', dự án nghệ thuật âm nhạc lấy cảm hứng gốm, kết hợp giữa âm nhạc bản địa và hệ thống nhạc cụ sáng tạo được chế tác từ gốm, đất nung, tre, nước... sẽ được công diễn vào ngày 28 và 29/6/2025, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xuất hiện tại Vietnam Idol Kids 2016, cậu bé Việt kiều có tên Jayden Trịnh từng trở thành hiện tượng được nhiều khán giả yêu mến.
Giữa núi rừng biên giới Bù Gia Mập, tiếng kèn K'buốt (kèn bầu) của người S'tiêng cất lên như lời thì thầm của tổ tiên vọng về qua làn sương đại ngàn. Không ồn ào, không rực rỡ, tiếng kèn K'buốt như tiếng gọi từ lòng đất mẹ vọng về. Âm thanh ấy chạm vào tai người nghe không như một giai điệu, mà như một tiếng nói của tổ tiên, của núi rừng, của hồn cốt người S'tiêng.
Khi âm nhạc không chỉ vang lên từ nhạc cụ truyền thống mà còn từ… những chum, vại, niêu đất, trống lãng và chuông sành... đó là lúc người nghe không còn thưởng thức bằng tai, mà bằng cả tâm trí và ký ức văn hóa.
Hằng ngày, bà Hồ Thị Dé (71 tuổi) dân tộc Co ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng vẫn say mê thổi kèn a máp. Thời con gái, bà thường thổi kèn a máp những lúc nghỉ trưa trên nương rẫy hay trong những dịp lễ, Tết. Rồi khi chồng bà qua đời, bà xem kèn a máp là người bạn tri kỷ, tri âm.
Mời nghệ sĩ, vận động viên… đứng lớp được kỳ vọng sẽ khích lệ học sinh lựa chọn môn nghệ thuật, thể thao phù hợp khi được truyền cảm hứng từ người vừa có chuyên môn vừa có kinh nghiệm 'thực chiến'.
'GOm Show' là một dự án nghệ thuật âm nhạc sáng tạo do nhóm Đàn Đó khởi xướng, sẽ được công diễn vào các ngày 28 và 29/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Lấy cảm hứng từ văn hóa gốm truyền thống Việt Nam, chương trình đưa gốm truyền thống trở thành ngôn ngữ âm thanh, kết nối giữa truyền thống và hiện đại.
'GOm show', dự án nghệ thuật âm nhạc lấy cảm hứng gốm, kết hợp giữa âm nhạc bản địa và hệ thống nhạc cụ sáng tạo được chế tác từ gốm, đất nung, tre, nước... sẽ công diễn vào 28 và 29-6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Một chương trình nghệ thuật đặc biệt - nơi những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, sẽ công diễn vào ngày 28 và 29/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Phương Mỹ Chi đang là gương mặt nổi bật tại chương trình âm nhạc này.
Show diễn mới 'Gom Show – Âm thanh từ gốm' dự kiến diễn ra tối 28-29/6 tại Nhà hát Hà Nội, nơi người dân thủ đô và du khách có cơ hội thưởng thức những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang trong dòng chảy nghệ thuật đương đại.
Kết hợp cùng nhạc cụ dân gian, nhạc cụ sáng tạo và yếu tố trình diễn, 'GOm Show' mang đến một trải nghiệm âm nhạc vừa chân thực, vừa mộng tưởng.
'GOm Show' - dự án nghệ thuật âm nhạc sáng tạo lần đầu tiên lấy cảm hứng từ văn hóa gốm của nhóm nghệ sĩ Đàn Đó, sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 28 - 29/6 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
'GOm show' - chương trình nghệ thuật sáng tạo, nơi những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, sẽ công diễn vào 28 và 29-6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Hàng trăm robot hội tụ tại Lễ hội Robot thế giới, nơi du khách được chứng kiến những màn biểu diễn của robot như pha cà phê, chơi đàn, viết thư pháp...
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dạo phố cổ và thăm các công trình văn hóa ở Nice, nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) ở Pháp.
Lần đầu tiên tại Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka (Kansai, Nhật Bản), Nhà triển lãm Việt Nam và Nhà triển lãm Ả-rập Xê-út đã phối hợp tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc truyền thống, thu hút đông đảo khách tham quan quốc tế và tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc.
HNN - Giữa núi rừng A Lưới, Ra Pát Ngọc Hà, chàng trai Tà Ôi (trú tại xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) lặng lẽ chế tác và biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Không được đào tạo bài bản, Hà học bằng cách lắng nghe, ghi nhớ và thử nghiệm.
Nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3) và hoạt động song phương tại Pháp, chiều 7/6 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tới thăm phố cổ và các công trình văn hóa ở Nice.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Bảo tàng Lascaris, thăm các gia đình người Việt.
Nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) thành phố Nice, Cộng hòa Pháp, chiều 7/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm phố cổ và các công trình văn hóa ở Nice.
Nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3) và hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, chiều 7.6 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân đã thăm phố cổ và các công trình văn hóa ở Nice.