Người viết bút bi

'Thoạt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời' Khi nghe tin Nguyễn Thụy Kha ra đi. Những kỷ niệm với Kha. Nhiều, nhiều lắm…

Nguyễn Thụy Kha: Người hạnh phúc ở cả hai thế giới…

Con người trọn đời sôi động, luôn tập hợp đông đảo bạn bè uống rượu, đọc thơ, ca hát ở khắp 3 miền Bắc Trung Nam, giờ ra đi chỉ một mình. Nhưng tiễn đưa anh sẽ là hàng vạn bạn bè, người hâm mộ.

Nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha qua đời

Theo thông tin từ nhà thơ - họa sĩ Trần Nhương, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã từ trần vào 10h45 phút ngày 13/3/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi.

Đến với bài thơ hay: Nét cười đủ tươi nguyên

Bài thơ 'Bức tranh Giêng' mang đến cho chúng ta một cảm xúc thật đặc biệt, trong từng câu chữ chứa đựng cả mưa, sương và mộng mị…

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ

Câu nghị luận văn học đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu học sinh bàn về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ từ bài thơ 'Nhà văn' của tác giả Nguyễn Trọng Tạo.

Trần Quang Đạo, cánh chim bay trong mơ

Cái tin nhà thơ Trần Quang Đạo mất sáng nay (10/11/2024) được bạn bè truyền đi cho nhau rất nhanh. Nhà thơ Trần Anh Thái cả năm nay không gặp, không liên lạc với tôi là người nhắn cho tôi đầu tiên. Dòng tin ngắn ngủi: 'Trần Quang Đạo mất rồi Tiến ơi' khiến tôi lặng người, rơi nước mắt. Vẫn biết ngày này sẽ đến vì Đạo bệnh nặng nhưng không tránh khỏi đột ngột. Buồn vô cùng, lại thêm một người bạn văn nữa rời cõi tạm.

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

'Tiến về Hà Nội' - Kiệt tác của Văn Cao

Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nghệ sĩ Văn Cao mới ở tuổi 57 đã có người ví ông là 'Ba đỉnh núi sương mù'. Người gọi ông là 'Dòng sông ba nhánh'. Có người gọi ông là 'Nghệ sĩ đa tài'; còn nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo lần đầu gặp ông đã viết bài trên Báo Văn nghệ Công an mang tên: 'Văn Cao - Bậc tài danh xuyên thế kỷ', với ba đỉnh cao nghệ thuật: Âm nhạc, Thi ca và Hội họa.

Nhà thơ Nguyên Hùng ra mắt hai tác phẩm mới

Sáng 2/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh có buổi ra mắt 2 tác phẩm mới gồm 'Trăm khúc hát một chữ duyên' và 'Ký họa thơ (81 chân dung văn học)' của nhà thơ Nguyên Hùng.

Đến với bài thơ hay: Lời nhắn nhủ yêu thương

'Bài hát tới trường' của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là bài thơ chứa nhiều thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu niên, nhi đồng.

Ghé thăm Ghềnh Ráng

Tôi bị câu thơ của cố thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo mê hoặc như thế này: 'Anh trót để tình yêu tuột mất/ Xin em đừng tha thứ hay giận hờn/ Hoa ly vàng cọ chân anh như nhắc/ Một chiều buồn nắng trắng biển Quy Nhơn'.

Thi nhân Nguyễn Trọng Tạo 'tài tình chi lắm cho trời đất ghen'

Thơ Nguyễn Trọng Tạo thấm đượm triết lý sâu sắc về tự nhiên, nhân sinh, kiếp người, điều hay lẽ phải.

Hồn sông, hồn quê trong thơ, trong nhạc

Trên mảnh đất hình chữ S, những dòng sông là những mạch nguồn quý giá, đem lại dòng nước mát, tắm xanh cây trái, ruộng đồng. Sông gắn với những vùng đất, những nét văn hóa, những chiến công dựng nước và giữ nước. Sông đi vào thơ, vào nhạc, để lại cho đời những giá trị tinh thần vô giá.

Buôn bán 'chợ trời'

'Chợ trời' là khái niệm tự phát về thương mại ở các đô thị của Việt Nam đã có từ lâu (có người cho rằng nó có từ thời Pháp thuộc) do người dân buôn bán tự do nhằm trốn tránh sự quản lý của tổ chức hay chính quyền địa phương.

Có một Nguyễn Trọng Tạo luôn nồng nàn với Huế

Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 07/1/2019) là một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách để lại một gia tài văn học nghệ thuật khá đồ sộ. Ông cũng là tác giả của biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ. Với Huế, ông từng làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên, Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.

'Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ…'

Mới rồi, nhiều bạn bè văn nghệ lại nhắc nhớ về nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo khi gia đình ông tổ chức chương trình nghệ thuật 'Nguyễn Trọng Tạo - Cõi nhớ' ngay tại quê nhà của nhạc sĩ: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Một tượng đài thi ca

Ngày 12/6 mới đây, gia đình và bạn bè đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại quê ông ở Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Đã hơn 5 năm sau ngày nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua đời (7/1/2019) vì căn bệnh ung thư phổi, nhưng những bài thơ và ca khúc nổi tiếng của ông vẫn vang vọng trong tâm tưởng bạn bè và độc giả yêu mến ông.

Sử nhạc Việt, hỏi Nguyễn Thụy Kha

Nhiều người không ưa Nguyễn Thụy Kha, nhưng riêng tôi lại nể, phục, trọng và yêu 'nó'. Gọi Kha là 'nó' cho thân mật, quý mến nhau thôi, chứ thực ra Kha sinh năm 1949 kém tôi và Nguyễn Trọng Tạo hai tuổi (Đinh Hợi 1947). Mỗi khi ngắm bức ảnh 'ba thằng', càng nhớ Tạo. Giờ Tạo đã bỏ hai chúng tôi theo cụ Văn Cao, Trịnh Công Sơn rồi, tệ thế. Mai kia gặp lại dứt khoát phải dìm Tạo vào chén cho chết sặc mới tha, ngày ấy không xa đâu Kha nhé, chúng mình cũng đã tiệm cận 80, ba 'thằng mình' sắp gặp nhau rồi, vui phết.

Sắp có đường mang tên nhạc sĩ An Thuyên

UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu lựa chọn, lập danh sách tên đường mới, NS An Thuyên là một trong nhiều cái tên được đề xuất đặt tên đường.

Khánh thành khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại quê nhà

Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại quê hương Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã khánh thành vào ngày 12/6. Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ là công trình ý nghĩa, không chỉ hiện thực hóa tâm nguyện của ông và gia đình, mà còn đáp ứng mong mỏi của đông đảo bạn hữu văn nghệ sĩ, người hâm mộ.

Khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo dù đã chia tay người thân, bạn bè đi vào cõi thiên thu nhưng những tác phẩm thấm đẫm chất quê, giản dị và trữ tình của ông như 'Khúc hát sông quê', 'Làng quan họ quê tôi', 'Đôi mắt đò ngang'... vẫn luôn hiện hữu trong lòng công chúng.

Lắng đọng đêm nhạc 'Nguyễn Trọng Tạo - Cõi nhớ'

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo - cha đẻ ca khúc nổi tiếng 'Làng quan họ quê tôi' đã diễn ra vào tối 12/6 tại quê nhà của ông ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Người 'thổi tù và' cho văn học thiếu nhi

Tôi gặp nhà thơ Phạm Đình Ân ngoài đời khá sớm. Năm 1992, khi tôi bước chân về Thanh tra Chính phủ (lúc đó còn gọi là Thanh tra Nhà nước) cùng mấy anh em xây dựng nên tờ báo Thanh tra thì đã gặp Phạm Đình Ân. Tất nhiên, ông đến để cộng tác mảng văn nghệ.

Khai mạc triển lãm tranh 'Thi hứng 5' của Trần Nhương

Triển lãm tranh cá nhân 'Thi hứng 5' của tác giả Trần Nhương được bắt đầu lúc 16 giờ 30 ngày 6/5/2024, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật số 16 phố Ngô Quyền, TP Hà Nội và kéo dài đến ngày 15/5/2024.

Về bên dòng sông tuổi thơ…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: 'Anh là một với cánh đồng'

'Anh Điềm ơi, bao giờ nghỉ hưu, anh sẽ chọn Hà Nội hay chọn ở Huế?'. Đó là câu tôi hỏi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cách đây hai mươi năm, khi ấy ông đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Còn ai dám... 'úp mặt' vào sông quê!

Xin mượn lời bài hát 'khúc hát sông quê' của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: 'Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng'…

GS Cao Xuân Huy - một người thày nước Nam

Dễ đến cả tuần những loanh quanh, hỏi han, lang thang, ngơ ngác, hối tiếc, bực bõ…

Gương mặt thơ: Lê Huy Mậu

Ông nguyên là sĩ quan đồ bản rồi làm ở Hải quan, rồi về làm cán bộ tuyên huấn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trước khi về nhậm chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, nhưng gốc lại là cử nhân triết học.

'Duyên nghiệp nhân sinh'

Vừa qua, vào lễ 49 ngày của cố điêu khắc gia Hà Minh Tuấn (1971-2023), gia đình và bạn bè đã tổ chức khai mạc cuộc trưng bày mở, mang tên 'Duyên Nghiệp Nhân Sinh' tại không gian xưởng làm việc A Bụt Studio - vốn là nơi làm việc của anh - như một lời chào tạm biệt sau chuyến đi xa vội vã.

Triển lãm mở 'Duyên nghiệp nhân sinh' tri ân cố điêu khắc gia Hà Minh Tuấn

Nhân dịp 49 ngày của điêu khắc gia Hà Minh Tuấn, bạn bè nghệ sỹ đã chung tay góp sức hoàn thành tâm nguyện ấy, gia đình, tổ chức một cuộc trưng bày nhỏ trong không gian ấm cúng của @À Bụt Studio.

Nhà thơ Thanh Thảo và những 'ký ức thơ' với nhạc sĩ Văn Cao

Từ khi còn rất trẻ, nhà thơ Thanh Thảo đã cùng với hai nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo được nhạc sĩ Văn Cao mời biên tập bản thảo thơ của ông. Những kỷ niệm về người bạn thơ vong niên và người anh lớn Văn Cao, cùng những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác được nhà thơ Thanh Thảo kể lại trong bài viết 'Văn Cao trong tôi'.

Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và 'Giấc cỏ dụ'

Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay: 'Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình' (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên 'Thúy Mầu' (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy cũng khuấy động làng văn chương không ít.

Nguyễn Phúc Lộc Thành, từ đời sống đến điển tích lục bát

Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành luôn làm cho tôi ngạc nhiên. Trước hết là ngạc nhiên về sự xuất hiện – biến mất – tái xuất của anh trên văn đàn. Về Nguyễn Phúc Lộc Thành, hẳn mọi người đã biết ít nhiều, anh là con người đến với văn chương khá sớm, mà viết được nhiều thể loại, về văn có thể loại 'cao' nhất, đó là tiểu thuyết.

Nhớ nhà thơ, NSND Lê Huy Quang.

Sáng 24.8.2023, tới nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội viếng nhà thơ, NSND Lê Huy Quang, tôi gặp nhiều người quen trong giới nghệ thuật, báo chí. Mọi người nói anh bị bệnh nặng lâu rồi nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Hình ảnh nhà thơ Lê Huy Quang in đậm trong ký ức tôi.

Nhớ nhà thơ Trần Quang Quý và cảm thức mùa thu trong thơ Namkau!

Nhân ngày ra mắt tập thơ Namkau - Khúc dạo một con đường - tập 2.

Nhớ một kỷ niệm với Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số không nhiều những tên tuổi khi giới thiệu không cần kèm theo chức vụ, quê quán… mọi người đã biết đó là ai. Ông nổi tiếng không chỉ với một địa phương nào và một thời đoạn nào. Vì thế, những ngày qua, sau khi tin ông qua đời, rất nhiều báo chí trong nước đã có bài viết về ông. Với tôi, ấn tượng sâu đậm nhất về Hoàng Phủ Ngọc Tường là buổi tôn vinh nhà văn trong kỳ Festival Huế năm 2002, hơn hai chục năm trước.

Bạn biết gì về 2 lần 'cưới hụt' của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có đám cưới lãng mạn và đêm tân hôn ly kỳ như trong tiểu thuyết.