Ngày 1/10 có lẽ là một mốc thời gian được rất nhiều người chờ đợi - ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định là 'thời điểm chậm nhất' để ban hành một số giải pháp cấp thiết hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sử dụng 14,62 nghìn tỷ đồng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2021 để bổ sung nguồn dự phòng NSTW chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trường hợp các F0 khỏi bệnh khi tham gia tình nguyện phòng, chống dịch sẽ được chi trả một khoản thù lao, tùy thuộc vào công việc được giao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, các F0 tình nguyện tham gia chống dịch sau khi khỏi bệnh được hưởng chế độ bồi dưỡng, tiền ăn, trang bị vật dụng như quy định của Chính phủ.
Hà Nội tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn đối nhà đầu tư. Theo đó, thời gian tới thành phố sẽ thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Để bù đắp phần nào những khó khăn và động viên các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, ngày 9/9 Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là người lao động, tác động lớn đến tình hình thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính tổ chức điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, chi ngân sách để ứng phó với đại dịch, hỗ trợ nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong ngày Cần Thơ ghi nhận 39 ca, Trà Vinh 34 ca, Bến Tre 17 ca, Vĩnh Long 10 ca, Hậu Giang không có ca mới; Cà Mau, Bạc Liêu vừa nới lỏng giãn cách đã siết trở lại theo Chỉ thị 16…
Tổng cục Thuế thông tin về một chính sách hỗ trợ về thuế đối với người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Gần 1.000 người tình nguyện là bác sĩ, điều dưỡng. Họ đã được Sở Y tế TP.HCM phân công đến các bệnh viện và cơ sở điều trị bênh nhân Covid-19.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhóm II là đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ chi thường xuyên thuộc đối tượng điều chỉnh để thực hiện cắt giảm và tiết kiệm chi thường xuyên còn lại của năm 2021 theo Văn bản số 6299/BTC-NSNN và Nghị quyết số 58/NQ-CP.
Ngày 25/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm đối với người trên địa bàn tỉnh Long An có công văn hỏa tốc số 5079/CV-BCĐ về việc huy động bổ sung lực lượng phòng, chống dịch.
Bộ Tài chính cho biết, tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, ngân sách Nhà nước đã chi 21.500 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh 'chống dịch như chống giặc', cả ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã chi 4.650 tỷ đồng và tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021 đã chi 21.500 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch.
Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021 về cắt giảm 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước; tiết kiệm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố đã rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ chi thường xuyên phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả.
Hiện có nhiều ý kiến đa chiều về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021, đặc biệt là câu hỏi lớn đang đặt ra, liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam cuối năm 2021 có cán mốc 500 tỷ USD… Thực tế cho thấy, có nhiều cơ sở cho việc đạt được mục tiêu kỳ vọng này.
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8-6-2021 của Chính phủ, Sở Tài chính đã rà soát, tham mưu giúp UBND tỉnh về việc thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2021 nhưng vẫn đảm bảo cân đối nhiệm vụ cần thiết trong tình hình dịch Covid-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công, xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.