Người Mường ở Hòa Bình cũng giống như người Mường ở các địa phương khác đã sử dụng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, ghi chép văn hóa Mường cũng như công việc riêng của mình. Nhờ đó, không ít công trình văn hóa Mường đã được ấn hành, như tác phẩm Thường rang, bọ mẹng của tác giả Bùi Thiện (1973), Vốn cổ văn hóa Việt Nam (Trương Sỹ Hùng và Bùi Thiện), cùng nhiều tác phẩm khác của các nhà nghiên cứu dân tộc Mường như Bùi Chỉ, Bùi Huy Vọng, Bùi Nợi…
Dân tộc Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh Hòa Bình. Xác định di sản văn hóa (DSVH) dân tộc Mường là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác trở thành những sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. Năm 2024, thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy DSVH Mường và nền 'Văn hóa Hòa Bình' giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để khơi nguồn các giá trị đặc sắc của văn hóa Mường.
Dân tộc Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Xác định di sản văn hóa (DSVH) dân tộc Mường là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác trở thành những sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. Năm 2024, thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy DSVH Mường và nền
Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Tự hào và tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, lực lượng thanh niên trong tỉnh đã và đang khẳng định vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Ngày 23/8, UBND huyện Cao Phong tổ chức Hội thảo tìm hiểu về sự tích Vườn hoa núi Cối và công chúa nhà Lê tại 2 xã Hợp Phong, Dũng Phong. Dự hội thảo có một số sở, ngành, huyện Cao Phong và nghệ nhân Mo của các câu lạc bộ Mo các Mường trong tỉnh.
Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành trong giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm kê đối với di sản văn hóa phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Những ngày gần Tết, người dân tỉnh Hòa Bình tự hào, phấn khởi khi Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền
Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, dân số tỉnh Hòa Bình trên 90 vạn người, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, nhất là dân tộc Mường với 4 vùng:
Tại hội nghị triển khai Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền
Kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2015-2020), tỉnh Hòa Bình gây ấn tượng với những kết quả đột phá về kinh tế - xã hội đã đạt được. Những năm đầu giai đoạn 2020-2025 sau đó đã mang tới hàng loạt thách thức vô cùng lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên, bằng việc phát huy tinh thần đoàn kết, tỉnh Hòa Bình vẫn giữ vững được những thành quả của nhiệm kỳ trước và đạt được nhiều thành công mới đáng khích lệ.
Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Bài 1- Trăn trở với Mo Mường (HBĐT) - Nói đến văn hóa của người Mường Hòa Bình không thể không nói đến một di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng: Mo Mường. Đây là báu vật có những giá trị vô song và nổi bật hàng đầu trong kho tàng DSVH bốn Mường Bi - Vang - Thàng - Động. Người Mường Hòa Bình càng tự hào khi sở hữu DSVH Mo Mường bao nhiêu, càng trăn trở bấy nhiêu nếu di sản này không được bảo vệ khẩn cấp. Bởi, chỉ khi được bảo vệ khẩn cấp thì DSVH Mo Mường mới được tiếp thêm sức mạnh để phát huy các giá trị đặc sắc, mới có thể trường tồn với thời gian và 'sống' vẹn nguyên trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Nói đến Mo Mường là nói đến những nghi lễ dân gian có tính thiêng được sử dụng trong tang lễ hay nghi lễ cầu mạnh khỏe của người Mường. Đây là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị nhân văn gắn liền đời sống tinh thần người dân xứ Mường bao đời nay. Song theo thời gian, cơ hội thực hành, gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường đang dần bị thu hẹp và có nguy cơ mai một, đòi hỏi cần sớm có những giải pháp để bảo tồn, phát huy.
Mo Mường vốn được coi như 'bách khoa thư tộc người' nhưng hiện đang có những biến đổi lớn và đứng trước nguy cơ mai một. Nhằm gìn giữ bản sắc, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai, việc phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể này là rất quan trọng.
Là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh, những năm qua, huyện Lạc Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Năm 2018, Câu lạc bộ Mo Mường huyện Lạc Sơn được thành lập với tổng số hội viên là 39 người.
Chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh, người Mường sinh sống nhiều trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn gắn với 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động). Quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Mường Hòa Bình vẫn giữ được những bản sắc riêng có của dân tộc mình, góp phần bồi tụ, tôn vinh nền 'Văn hóa Hòa Bình' nổi tiếng.
Ngày 5/8, tại xã Văn Sơn (Lạc Sơn), UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lớp truyền dạy Mo Mường năm 2021 cho 40 học viên là những người yêu thích Mo Mường nói riêng, văn hóa Mường nói chung. Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức lớp truyền dạy Mo Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng và nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh trực tiếp giảng dạy.
Ấn tượng từ những 'Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020' của các khu dân cư trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đó là sự 'sống lại' mạnh mẽ của chiêng Mường, dân ca Mường. Ở những khu dân cư có đồng bào dân tộc Mường sinh sống, phần văn nghệ của ngày hội đều có ít nhất từ 1 - 2 tiết mục chiêng Mường, múa Mường, hoặc dân ca Mường. Điều này cho thấy, văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường cũng như các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn tỉnh đã, đang được chính mỗi người dân trân trọng lưu giữ, phát huy.