Hằng năm, khi mùa nước nổi về, những cánh đồng ngập nước ở Long An lại phủ sắc hồng bông súng, mời gọi du khách ghé thăm.
8 tháng năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Nam ước đạt gần 6 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách quốc tế ước đạt gần 3,9 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 2,1 triệu lượt. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch từ đầu năm đến nay tại Quảng Nam đạt gần 5.600 tỷ đồng.
Trong chuyến du lịch 2/9 sắp tới, du khách có thể trải nghiệm một số hoạt động như tour vượt thác ở Đà Lạt, khám phá rừng tràm Trà Sư, lênh đênh Cần Thơ mùa nước nổi hay 'săn' bình minh Vũng Tàu...
Thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang bắt đầu mua cá giống về thả ươm trong mùng lưới hoặc mương ống trên ruộng chờ khi nước lên sẽ thả cá lên ruộng nuôi. Do nhu cầu tăng cao, nguồn cung khan hiếm nên giá cá giống tăng.
Như một lời hò hẹn, cứ đầu tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm thì miền Tây lại đón chào con nước nổi. Nước về giúp tiêu mặn, rửa phèn cho đất; đem lại nguồn lợi thủy sản phong phú và khi nước rút đi để lại cho ruộng đồng một lượng lớn phù sa. Quy luật của nguồn nước đã kiến tạo một nét văn hóa đặc trưng với tính cách con người miền Tây kiên cường, hào sảng, nghĩa tình.
Khoảng từ tháng 7 âm lịch, tại các vùng biên giới của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, hình ảnh người dân đi giăng lưới, đặt lú, đặt dớn... trên các cánh đồng đã không còn xa lạ.
Làng nổi Tân Lập nằm tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TPHCM khoảng hơn 100km. Nơi đây sở hữu không gian xanh mát, rợp bóng rừng tràm, thu hút du khách tìm về 'trốn' nóng, trải nghiệm các hoạt động du lịch sinh thái.
Mùa nước nổi năm nay ở miền Tây đến sớm. Tại các vùng đầu nguồn sông Mê Công như Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp)..., đầu tháng 7 âm lịch nước tràn đồng, mang theo nhiều sản vật cá tôm, cua, chuột, rắn... Trên các cánh đồng ngập nước lũ, các loại cây đặc sản bông súng, điên điển, hẹ nước... cũng xuất hiện nhiều. Những ngày qua, nông dân nhiều nơi ở miền Tây tranh thủ đánh bắt, thu hoạch sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập.
Nước lên ngập rừng, bà con nông dân làm du lịch tất bật chuẩn bị xuồng đưa khách tham quan, trải nghiệm du lịch mùa nước nổi.
Giữa tháng 8-2024, nước đã tràn đồng vùng đầu nguồn sông Cửu Long. Do ảnh hưởng của mùa mưa bão nên trong những ngày tới, mực nước tại các trạm vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười sẽ tăng thêm 3,2-4,6cm/ngày. Người dân vùng đầu nguồn đã bắt đầu đánh bắt những mẻ cá linh non đầu tiên.
Trong những ngày qua, tại chợ thực phẩm Tân Hưng đã bắt đầu xuất hiện những sản vật đặc trưng của mùa nước nổi, đặc biệt là cá linh non.
Như một lời 'hò hẹn' của thiên nhiên, hằng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây nói chung, tỉnh An Giang nói riêng lại bước vào mùa nước nổi, mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên.
Những ngày đầu tháng 8, mưa liên tục cùng nước từ thượng nguồn đổ về, nhiều sông ngòi, kênh rạch ở khu vực biên giới Vĩnh Hưng, Tân Hưng (tỉnh Long An) hay Tân Hồng, Hồng Ngự… (tỉnh Đồng Tháp) nước đã dâng lên mấp mé bờ. Dù sản vật chưa nhiều nhưng do giá cao, người dân dễ dàng kiếm thêm thu nhập nhờ săn bắt cá linh non, cua cá, ốc ếch...
Đầu hè, con sông cái quê tôi bắt đầu cuộn chảy một dòng màu đỏ gạch. Ba tôi nói đó là mùa nước đổ. Nước đổ mang phù sa từ thượng nguồn theo những cơn mưa đầu hạ là dấu hiệu cho thấy mùa nước nổi sắp bắt đầu.
Cá linh năm nay sớm hơn và giá rẻ hơn so với mức 300.000 đồng của năm ngoái.
Không giống như bao khu rừng tràm khác, Trà Sư mang trong mình vẻ đẹp huyền bí, độc đáo.
Lũ tháng 8 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu hướng tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp và về cơ bản hệ thống ô bao, bờ bao đáp ứng bảo vệ sản xuất. Các chuyên gia dự báo năm nay ĐBSCL sẽ có lũ trung bình và cao hơn 2 năm qua.
Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có diện tích gần 850 ha, là điểm du lịch thiên nhiên, với vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo.
Mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ đi kèm với nhiều loại đặc sản dân dã, nhất là con cá linh và bông điên điển. Cá linh non kho lạt, ăn kèm bông điên điển đã trở thành món ăn độc đáo và nổi tiếng nhất trong mùa nước nổi. Thời gian qua xuất hiện 'hàng nhái' của 2 loại đặc sản này, không đúng nguồn gốc xuất xứ tự nhiên.
Cuối tháng 6 (âm lịch), con nước dưới sông đã 'lừ lừ chín đỏ', dân câu lưới cũng tất bật chuẩn bị cho mùa cá mới. Tuy nhiên, do diễn biến khí hậu bất thường nhiều năm qua nên họ chỉ biết trông chờ một mùa lũ 'đẹp', để vun vén cuộc sống gia đình ổn định hơn.
Nước sông Tích Giang lên cao do mưa nhiều và thủy điện mở cửa xả đã làm cô lập hoàn toàn xóm Bến Vôi thuộc xã Cấn Hữu (Quốc Oai) nhiều ngày qua. Bên cạnh những bất tiện, người dân lại thích thú tận hưởng những điều thú vị mà ngập lụt đem lại.
Chuyên gia ẩm thực Trương Minh Triết chia sẻ về những nét đặc trưng và bí quyết chế biến các món ngon cho chuẩn hương vị miền Tây.
Sự đa dạng, tinh tế trong ẩm thực Việt Nam nói chung và các món ăn miền Tây Nam Bộ nói riêng không chỉ làm hài lòng thực khách mà còn là cầu nối đưa những giá trị truyền thống, văn hóa của người Việt Nam đến gần hơn với du khách quốc tế.
Khi chế biến món ăn, người miền Tây luôn lựa chọn những nguyên vật liệu gần gũi nhất, đơn giản nhất có thể. Một bữa cơm của người miền Tây cũng dung dị như tính cách đặc trưng của họ.
Người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nôn nóng chờ đợi mùa nước nổi (nước lũ) lý tưởng sau nhiều năm lũ nhỏ hoặc không có lũ. Các chuyên gia dự báo năm nay ĐBSCL sẽ có lũ trung bình và cao hơn 2 năm qua.
Một không gian đặc trưng mền Tây với những bông hoa súng, điên điển, bông bí, bông so đũa… khiến các thực khách Hà Nội khám phá sự đa dạng cùng những hương vị độc đáo với những món ăn đặc trưng của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ ngay giữa lòng Thủ đô.
Vừa qua, Taste Atlas đã công bố danh sách 57 món ngon nhất làm từ cá trên khắp thế giới, và canh chua cá của Việt Nam đã xuất sắc giành vị trí thứ 8. Canh chua ngọt cũng không kém phần ấn tượng khi đứng thứ 19, trong khi lẩu cá linh điên điển xếp hạng 53.