Giữ gìn bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ

Với người Việt, mùa Xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Nơi vùng đất cội nguồn của dân tộc, theo thống kê hiện có hơn 300 lễ hội truyền thống. Phần lớn các lễ hội đều được tổ chức vào mùa Xuân. Mỗi lễ hội đều chứa đựng những Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) mang đậm nét văn hóa độc đáo của vùng Đất Tổ.

Dâng hương tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Mẫu tại Đền Du Yến

Ngày 12/2, tại Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia Đền Du Yến, xã Chí Tiên (Phú Thọ) diễn ra Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Mẫu.

Triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường mùa lễ hội

Tháng Giêng âm lịch là tháng khởi đầu của năm mới nên quan niệm đi lễ cầu may cho cả năm an vui, tài lộc đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt. Đây cũng là thời điểm khai Xuân của hàng trăm lễ hội trên cả nước và thu hút lượng lớn khách thập phương từ khắp nơi đổ về. Lợi dụng tình huống này, nhiều đối tượng đã trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào bày bán kiếm lời. Nắm bắt tình hình này, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng tăng giá, ép giá đảm bảo ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mùa lễ hội.

Phú Thọ: Tăng cường công tác kiểm tra tại Lễ hội Xuân

Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền tại lễ hội Xuân, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng quán trên địa bàn.

Vận động Nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh

Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm của nền văn minh sông Hồng, nơi đây lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống gắn liền với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là nguồn lực để Phú Thọ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống Nhân dân.

Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Du Yến

Tháng 11/2023, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, ban hành Quyết định công nhận Lễ hội Đền Du Yến - xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản; là động lực quan trọng để Thanh Ba tiếp tục xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, tạo nên sức sống mới cho huyện nông thôn mới.

Siết chặt kiểm soát về an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tăng cường kiểm tra kiểm soát địa bàn.

Văn hóa lễ hội đất cội nguồn

Lắng đọng qua biến thiên lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội là một nét văn hóa truyền thống, là thành tố của văn hóa và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Đất cội nguồn phát tích dân tộc Việt, Phú Thọ hiện còn lưu giữ được kho tàng vô giá các lễ hội dân gian độc đáo, đặc sắc. Chú trọng bảo tồn, lưu giữ và phát triển lễ hội với quan điểm vừa đậm đà bản sắc vừa giàu có tinh thần nhân văn, phát triển tiềm năng du lịch, nhiều năm nay, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, từng bước xây dựng văn hóa lễ hội đất cội nguồn mang đậm giá trị truyền thống, lành mạnh, văn minh...

Lễ hội đền Du Yến được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/2, tại xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Du Yến. Tới dự có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Phú Thọ.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Du Yến

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), huyện Thanh Ba tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 'Lễ hội Đền Du Yến' và khai mạc lễ hội năm 2024. Tới dự có đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du Xuân về miền lễ hội

Trong tâm thức người Việt, mùa Xuân là mùa lễ hội. Với hơn 300 lễ hội, miền đất cội nguồn là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất cả nước, đặc biệt là trong tháng Giêng. Từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao, mỗi vùng miền lại có những lễ hội mang nét độc đáo và giá trị riêng, tạo nên bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ.

Ba lễ hội vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Phú Thọ

Ba di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa được công nhận là Lễ hội đền Du Yến (huyện Thanh Ba); Lễ hội rước Chúa Gái (huyện Lâm Thao) và Lễ mở cửa rừng của người Mường (huyện Yên Lập). Đây là những lễ hội lâu đời, độc đáo, mang bản sắc riêng và được nhiều người quan tâm.

Có thêm 36 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 36 di sản. Theo đó, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di sản được công nhận nhất, sau đó là Hà Giang và Phú Thọ.