Xác định Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 là 'cơ hội vàng' để đón du khách, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng nhiều sản phẩm mới, triển khai các chương kích cầu du lịch nhằm thu hút đông đảo du khách.
Phú Thọ là vùng Đất Tổ linh thiêng, sở hữu hệ thống di tích, đền chùa phong phú cùng những giá trị văn hóa đặc sắc. Với tiềm năng dồi dào, tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tâm linh, thu hút du khách ghé thăm quanh năm. Định hướng xây dựng Phú Thọ thành điểm đến bốn mùa, gắn du lịch tâm linh với trải nghiệm văn hóa, sinh thái và lễ hội là chiến lược quan trọng, sẽ góp phần phát huy giá trị di sản và nâng tầm thương hiệu du lịch vùng Đất Tổ.
Phú Thọ không chỉ là vùng đất cội nguồn của dân tộc mà còn là điểm đến đa sắc màu, hội tụ đầy đủ yếu tố, tài nguyên du lịch quý giá để trở thành trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái - tâm linh. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cơ sở vật chất, an ninh, chương trình nghệ thuật đặc sắc, Phú Thọ đã sẵn sàng đón lượng lớn khách du lịch trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Nằm ở khu vực phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển, tỉnh Phú Thọ có nhiều lợi thế để phát triển đa dạng loại hình du lịch. Để tăng doanh thu, khai thác tài nguyên thành nguồn thu kinh tế, du lịch Phú Thọ hướng đến mục tiêu tăng thời gian lưu trú và phát triển nguồn khách quốc tế đến với vùng Đất Tổ.
Không chỉ tại điểm đến chính là Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các điểm du lịch tại tỉnh Phú Thọ mà các địa phương, công ty lữ hành cũng đang giới thiệu nhiều tour du lịch kích cầu, giảm giá để thu hút khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
Với đồi chè Long Cốc- nơi được coi là đồi chè đẹp nhất Việt Nam, là thiên đường xanh ngát vùng trung du hay những thác nước, hang động ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Mường, Dao chính là những lợi thế để huyện Tân Sơn phát triển du lịch cộng đồng.
Ở Phú Thọ ngày càng có nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, cùng hợp tác sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp cho hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình thâm canh cây ăn trái, mở trang trại cho giá trị kinh tế cao.
Xây dựng sản phẩm mới, đón các đoàn doanh nghiệp và tung ra các chương trình, gói ưu đãi là các giải pháp đang được ngành du lịch Phú Thọ triển khai, đặc biệt để chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểm Giỗ Tổ Hùng Vương dịp hè.
Để thu hút khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025, tỉnh Phú Thọ sẽ hình thành nhiều tour du lịch kích cầu, giảm giá hấp dẫn.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3 - 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh cùng nhiều chuỗi sự kiện, hoạt động.
Chiều 7/3, tỉnh Phú Thọ gặp mặt báo chí để thông tin về khung chương trình Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Nhân kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Tân Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, sức khỏe cho hội viên, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
Tại buổi họp báo chiều 7/3, tỉnh Phú Thọ đã thông tin về sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ với nhiều hoạt động đặc sắc.
Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được coi là những cơ hội vàng để quảng bá, thu hút khách từ mọi miền đất nước về với Phú Thọ. Hiện nay địa phương đang tích cực chuẩn bị các hoạt động, dịch vụ để tiếp đón du khách trong dịp này.
Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ, thì văn hóa ứng xử được coi là chìa khóa quan trọng tạo sức hút du khách đến với địa phương, đến với điểm du lịch. Xác định rõ điều đó, các địa phương, điểm du lịch trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, cách làm bài bản nhằm xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh và mến khách.
Khi mùa Xuân mới đang hiện hữu cũng là lúc thành viên các hợp tác xã (HTX) hối hả sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết. HTX phát triển không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động, tạo sức bật kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đặc trưng HTX vùng Đất Tổ đã tạo nên thương hiệu, vươn xa thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngày 16/1, đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tới thăm và tặng quà cho người có uy tín, Nhân dân xã Long Cốc, huyện Tân Sơn.
Ngày 10/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức 'Sự kiện quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm HTX dịp Tết Nguyên đán, chào Xuân Ất Tỵ năm 2025' tại HTX Green Food, địa chỉ số 184, đường Lê Quý Đôn, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 sẽ được diễn ra vào lúc 20h00 ngày 2/1/2025 tại sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Sự quan tâm của người hâm mộ về trận đấu này cũng mang đến cơ hội lớn cho ngành du lịch - dịch vụ tại Phú Thọ.
Là 'điểm sáng' trong việc nâng cao vị thế phụ nữ DTTS, huyện Tân Sơn tạo điều kiện cho phụ nữ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong lao động, làm chủ kinh tế, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam, điểm đến du lịch văn hóa tâm linh về miền đất Tổ với giá trị văn hóa, lễ hội đặc sắc, đặc biệt được kết tinh bởi các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan. Hay Đền Hùng (thành phố Việt Trì), Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, được cả nước mong muốn tìm về nguồn cội tri ân công đức tổ tiên...
Ngày 19/12, Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029, đánh dấu một chặng đường hoạt động đầy hiệu quả và đề ra phương hướng phát triển trong nhiệm kỳ tới.
Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 về 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đối với phụ nữ trẻ em dân tộc thiểu số, Hội LHPN huyện Tân Sơn đã chỉ đạo các cấp hội phụ nữ trên địa bàn triển khai tuyên truyền chương trình đối thoại chính sách, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kết nối hỗ trợ nhau phát triển.
Với diện tích 678 ha chè, Long Cốc được xem là một trong những vùng chè trọng điểm của huyện Tân Sơn. Hàng năm, xã cung cấp khoảng 10.000 tấn chè búp tươi, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương.
Những trải nghiệm cuộc sống ở vùng nông thôn Việt Nam khiến khách Tây thích thú, không ngại 'xắn quần' lội ruộng, cày bừa, thậm chí nhổ cỏ, nấu cám lợn…
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, tỷ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức cao bởi tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều gia đình nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Long Cốc là một trong những xã có diện tích trồng chè lớn nhất tại huyện Tân Sơn. Những đồi chè ngút ngát một màu xanh mướt mát nơi đây như điểm nhấn cho sự sung túc của vùng chè Đất Tổ. Những năm qua, cùng với việc phát triển du lịch gắn với đồi chè, chính quyền xã đã khuyến khích người dân từng bước xây dựng thương hiệu chè Long Cốc trở thành sản phẩm đặc trưng, tạo ấn tượng đẹp cho du khách khi đặt chân đến vùng bán sơn địa này.
Cùng với cả nước, tỉnh Phú Thọ đang triển khai nhiều hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy ngành 'công nghiệp không khói' này nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiệm kỳ 2019-2024, Hiệp hội Du lịch Phú Thọ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, giữ vững đà phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch vùng Đất Tổ.
Theo kết quả phê duyệt đánh giá, chấm điểm và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Phú Thọ năm 2024, toàn tỉnh đã có 15 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, trong đó các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hòa là 3 địa phương có số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhiều nhất.
Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên phong... trong khu dân cư của các xã: Thu Ngạc, Lai Đồng, Văn Luông, Long Cốc, Thu Cúc, Mỹ Thuận về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.
Nhờ phát huy tốt vai trò của người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Hà Mạnh Toàn, sinh năm 1947, dân tộc Mường ở khu Kén, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã được các cấp, các ngành ghi nhận, người dân đánh giá cao.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
Thời gian gần đây tại huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch được cải thiện và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển cũng như trải nghiệm của du khách. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện văn hóa, chương trình du lịch đã góp phần quảng bá hình ảnh Long Cốc đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Ngày 25/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Tân Sơn gồm các đồng chí: Vi Mạnh Hùng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Thanh Tùng - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tân Sơn; Đinh Thị Tuyết Mai - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cùng các đại biểu HĐND huyện đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Long Cốc và Tam Thanh, huyện Tân Sơn trước Kỳ họp thứ Chín - HĐND tỉnh khóa XIX và Kỳ họp thứ Mười bốn - HĐND huyện khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành 'điểm tựa' trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giảm nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh hỗ trợ thưởng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP ước đạt trên 6,1 tỷ đồng để hỗ trợ cho 281 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (gồm: 281 sản phẩm công nhận lần đầu, 7 sản phẩm nâng hạng).
Để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất và người Phú Thọ đến với du khách trong và ngoài nước, trong ba ngày 17 - 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình Famtrip, Presstrip 'Khám phá Xuân Sơn - Discover Xuân Sơn' và kết nối tour du lịch Xuân Sơn - Long Cốc năm 2024. Chương trình nhằm mở rộng cơ hội cho phát triển du lịch Đất Tổ.
Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hóa cộng đồng và kết nối tour du lịch Xuân Sơn - Long Cốc với chủ đề 'Khám phá Xuân Sơn - Discover Xuân Sơn' trong thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao năm 2024 tại huyện Tân Sơn.
Từ ngày 15-18/11, tại xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Hội chợ thương mại và các gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao, Du lịch huyện Tân Sơn năm 2024.
Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, được thành lập năm 2007, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn. Huyện có dân số 89 nghìn người, trong đó 83,5% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số Mường, Dao, Mông,... sinh sống tập trung tại 17 xã và 172 khu dân cư.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất đồi chè, anh Hà Văn Luận (27 tuổi, người dân tộc Mường, trú tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) là một trong những thanh niên tiêu biểu trong việc mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn liền với việc giữ gìn bản sắc dân tộc để phát triển kinh tế.
Đồi chè Long Cốc ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm nhiều 'chiếc bát úp', tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp thu hút khách du lịch.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tăng cường hỗ trợ các HTX trên địa bàn phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của HTX, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản có tiềm năng, đặc trưng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 1/11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Sơn tổ chức khai mạc phiên chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản an toàn tại huyện Tân Sơn đợt 2.
Để hương chè Long Cốc vươn xa
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Tân Sơn đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số trên địa bàn và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng là tim, gan và thận của nam bệnh nhân hiến tạng trú tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn.