Nhiều địa phương đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 phù hợp đã góp phần tích cực nâng cao chỉ số cạnh tranh, minh bạch trong quản lý hành chính của các địa phương.
Sở Khoa học và Công nghệ vừa có văn bản số 1195/SKHCN-CCTĐC gửi các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố về duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đã công bố áp dụng trong cơ quan, đơn vị.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 60/60 đơn vị hành chính áp dụng thành công hệ thống QLCL ISO 9001:2015.
Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm hàng hóa, ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt 'Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc' (gọi tắt là Đề án). Đề án cũng giúp nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan. Đồng thời, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
UBND tỉnh Vĩnh Long đã có Quyết định ban hành Kế hoạch áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 nhằm áp dụng có hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia này vào hoạt động, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết.
TTH - Triển khai vận hành nhiều hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) lớn, bao gồm hệ thống dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử với hệ thống ngân hàng, phối hợp thu với ngân hàng; hệ thống kho bạc nhà nước còn hệ thống hóa dữ liệu giúp đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng hiệu quả quản lý vận hành. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Đệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.
Năm 2022, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Ninh Thuận đề ra là tiếp tục thực hiện duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với 106 cơ quan, đơn vị.