Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc vượt qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở khu vực mốc 108 để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 80 mùa xuân đã qua, những thanh niên dân tộc Tày, Nùng năm ấy kề cận bên Bác đều đã chạm ngưỡng 'bách niên lão thực', vẫn rưng rưng khi nhắc lại chuyện xưa.
Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ trong ngày Độc lập cách đây 75 năm, qua đời ở tuổi 95 vào sáng 28/8 vì tuổi cao sức yếu. Còn nhớ, vài năm trước, bà vẫn còn nhanh nhẹn và đi dự ngày gặp mặt trong những dịp 19/8, mùng 2/9 với những ký ức dường như chưa bao giờ phai về giây phút bà được kéo lên lá Quốc kỳ trong ngày trọng đại của đất nước: Ngày Quốc khánh 2/9/1945.
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, chính quyền non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Toàn quốc phải đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ: Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Hưởng ứng Lời kêu gọi lập 'Hũ gạo kháng chiến' của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân huyện Định Hóa đã thực hành tiết kiệm, sẻ chia tài sản của mình góp phần cho chính quyền cách mạng giải quyết khó khăn trong những ngày mới thành lập. Tinh thần ấy vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành 'kim chỉ nam' cho các hoạt động nhân đạo.
Tối 28/8, con trai GS Dương Thị Thoa (bí danh Lê Thi) - người kéo cờ Tổ quốc tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong ngày 2/9/1945 cho biết, mẹ ông đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 95 tuổi.
Giáo sư Dương Thị Thoa - người kéo lá cờ tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong ngày 2/9/1945 qua đời hồi 7h50 ngày 28/8 tại nhà riêng, hưởng thọ 95 tuổi.
Câu chuyện liên quan đến tri ân các anh hùng liệt sỹ-thương bình ở Hà Tĩnh, Hải Dương hay Ninh Bình một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về mặt trái của mạng xã hội.