Khách Trung Quốc tới Hạ Long bằng siêu du thuyền với số lượng lớn cho thấy sự hấp dẫn của vịnh di sản trong tất cả các mùa của năm.
Nghề làm gốm là một nét văn hóa của đồng bào Chăm, làm nên gam màu đặc sắc trong vườn hoa văn hóa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong chuyến điền dã tìm hiểu di sản tư liệu và lịch sử làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi phát hiện một ngôi mộ cổ có tấm bia đá khắc chữ Nho. Nội dung tấm bia cho biết, rất có thể người nằm nơi đây là phu nhân của vị tiền hiền lập làng Phú Cần.
Cách đây tròn một năm, ngày 29/11/2022, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Được biết đến là cây chè cổ thụ 500 tuổi di sản đẹp nhất Việt Nam, có người trả giá 6 tỷ đồng, tuy nhiên chủ nhân không bán.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên di sản kỳ vỹ, hạ tầng du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển với hệ thống cao tốc – sân bay – bến cảng sầm uất và những tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – giao thương đẳng cấp, Vân Đồn đang nổi lên là điểm đến lý tưởng đón xu thế du lịch workcation.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên di sản kỳ vỹ, hạ tầng du lịch ngày càng phát triển với hệ thống cao tốc – sân bay – bến cảng sầm uất và những tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – giao thương đẳng cấp, Vân Đồn đang nổi lên là điểm đến lý tưởng đón xu thế du lịch workcation.
Hà Nội là đô thị đặc biệt, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước và có nền văn hiến hơn nghìn năm. Lịch sử Hà Nội là một phần quan trọng để tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì thế, nhiều đại biểu Quốc hội mong muốn dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) thể hiện rõ hơn nét riêng có của văn hóa Thủ đô, làm rõ nội hàm văn hiến, văn minh, hiện đại, thành phố di sản sáng tạo…
Được khởi hành từ ngày 17/11, 'tuyến tàu di sản' - hành trình kết nối giá trị hiện tại và quá khứ đã trở thành một phần ký ức khó quên của những hành khách tham dự Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023.
Di sản công nghiệp là một tài sản có giá trị lớn, nhưng Thành phố Hà Nội vẫn chưa biết cách khai thác hiệu quả. Nếu có thể tái thiết các di sản công nghiệp đúng cách, Hà Nội sẽ có cơ hội thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, mở rộng các không gian văn hóa, trung tâm nghệ thuật, sáng tạo. Đây là những nội dung được đề cập tại tọa đàm 'Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy giá trị', trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, được tổ chức mới đây.
Chủ tịch Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam bày tỏ tin tưởng rằng trong những năm tới, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Pháp sẽ ngày càng bền chặt.
Qua hai mùa lễ hội thành công năm 2021, 2022, Lễ hội thiết kế sáng tạo năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc. Nhiều chủ đề, câu chuyện văn hóa từ dòng chảy di sản đã được khai thác, tạo nên sự kết nối đa chiều của sáng tạo.
Đấy không hẳn là lời nhắc nhớ, cao hơn là sự cảnh báo và đề nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần quan tâm thực thi pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, thiên nhiên một cách nghiêm túc, thẳng thắn hơn, tránh tình trạng 'hòa cả làng' như lâu nay.
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chỉ là nguồn vốn di sản, mà còn là chất liệu bền vững để Hà Nội phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
Tại tọa đàm 'Sức sống mới của làng cổ – làng Cựu trong cuộc sống đương đại' (một trong những hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023) mới đây, các chuyên gia đã cùng thảo luận định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của làng Cựu, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Sau nhiều năm rơi vào quên lãng, tưởng chừng trở thành phế tích, nhiều điểm di sản trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được thổi bừng sức sống nhờ sự kết hợp của các đội ngũ sáng tạo đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề; từ kiến trúc, thời trang đến âm nhạc, hội họa.
Trong phần mở đầu kịch bản mang tên 'Một quý cô để bầu bạn' đăng tải trên Tạp chí Văn nghệ phong cảnh tại Thượng Hải vào tháng 6.1934, Lưu Niệt Âu đã viết: 'Thời đại: Hiện đại; Địa điểm: Đô thị'. Hiện đại và đô thị, hai từ ngắn gọn đó đủ để khái quát không chỉ thời gian và không gian mà còn cả tinh thần các tác phẩm của Lưu Niệt Âu.
Triển lãm nghệ thuật trưng bày 'Sắp đặt nước và di sản tháp nước Hàng Đậu' chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vẫn thu hút đông đảo du khách sau một tuần mở cửa đón khách tham quan.
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 nhờ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan và nền văn hóa được kết tinh, bồi tụ trải dài suốt hàng chục thế kỷ.
Khi các không gian di tích, di sản đang dần trở nên quen thuộc, loại hình tour đêm đang tạo được sự mới lạ và những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Cho đến nay, Hà Nội đã có 15 sản phẩm du lịch đêm, nhằm góp phần tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa và dần khẳng định du lịch Hà Nội ngày càng hấp dẫn, sáng tạo.
Việt Nam vừa trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027. Dịp này, PGS-TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đã trao đổi với Báo Người Lao Động về việc phát huy giá trị di sản văn hóa
Với hơn 60 hoạt động, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia lễ hội, sở đã điều chỉnh thời gian tổ chức, kéo dài thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28-11.
Trình diễn ánh sáng 3D tại Ô Quan Chưởng là một trong những sản phẩm du lịch mới của Hà Nội với tên gọi 'Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những cảm xúc'. Trong suốt chương trình du khách được xem các màn trình diễn liên quan đến các họa tiết của 13 Di sản vật thể và phi vật thể đặc trưng cho các giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật của Thủ đô Hà Nội như: cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng, chùa Một Cột, Tháp Bút, tranh Hàng Trống, nón lá Làng Chuông, Tứ Trấn, Khuê Văn Các, Hoàng thành Thăng Long.
Những ngày qua, Bốt Hàng Đậu trở thành một địa điểm tham quan vô cùng 'hot' với cộng đồng mạng, đặc biệt khi Hà Nội đang trong những ngày thời tiết đẹp nhất.
Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ các di sản văn hóa của cả nước mà còn là sợi dây kết nối từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Vậy nên trong thời gian qua, nhiều chương trình tìm hiểu, khám phá về các điểm di tích lịch sử và văn hóa của Hà Nội đã lần lượt được xây dựng như: Tour đêm Hỏa Lò; Tour đêm Hoàng Thành Thăng Long và mới đây nhất là Tour đêm tại Văn Miếu Quốc Từ Giám...
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề nghị UNESCO (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã điều chỉnh thời gian Lễ hội kéo dài thêm 2 ngày, kết thúc vào ngày 28/11.
Diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 22 đến 26/11), Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã đem tới cho khán giả 'bữa tiệc' văn hóa đa sắc màu. Không chỉ quảng bá văn hóa của các dân tộc, Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' còn có ý nghĩa tôn vinh, kết nối và vun đắp tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản quý giá của đất nước ta.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội sẽ kéo dài thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28/11 để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của người dân.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, kéo dài thêm hai ngày 27 và 28/11 để người dân và du khách tiếp tục có cơ hội tham quan Nhà máy xe lửa Gia Lâm và tháp nước Hàng Đậu.
Melaka được biết đến là thủ phủ cổ kính nhất của Malaysia và là trung tâm của lịch sử Malaccan. Melaka thu hút đông đảo du khách bởi những di tích lịch sử ngàn năm, những địa điểm tham quan nổi tiếng và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Theo số liệu từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện nay, nước ta có khoảng 40.000 di tích phân bố trên khắp các vùng, miền đã được kiểm kê, lập danh mục theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
U Minh là một cái tên mà khi nhắc đến vẫn gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc kì lạ bởi sự hoang sơ, kì bí và sức hút khó cưỡng của một quần thể di sản kì vĩ mà mỗi một người Việt ai cũng mong muốn đến một lần.
Trong những ngày 'Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023', dòng người xếp hàng dài chờ với tâm trạng háo hức để được tham quan bên trong Tháp nước Hàng Đậu, trải nghiệm văn hóa trên tàu, thưởng lãm các sáng tạo nghệ thuật tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm… Hơn 200 người của các nhóm thiết kế sáng tạo đã 'đánh thức' di sản công nghiệp bằng cách tiếp cận mới với một không gian nghệ thuật độc đáo, hòa nhịp cùng dòng chảy cuộc sống đô thị đương đại.
Đến nay, Việt Nam đã có 7 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ghi danh, gồm 3 di sản tư liệu thế giới, 4 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua 15 năm là quốc gia thành viên tham gia Chương trình nhưng ở trong nước, di sản tư liệu vẫn chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị. Việc đề nghị đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này nhằm khắc phục những bất cập khi loại hình di sản này chưa được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Bảo tàng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy tiềm năng của những di sản. Hiện nay, để lan tỏa nét đẹp văn hóa từ những 'kho báu lịch sử', nhiều bảo tàng đã có những cách quảng bá, tổ chức các chương trình hấp dẫn thu hút người dân đến xem.