Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đã chủ động phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng triển khai khảo nghiệm các giống lúa mới tại nhiều địa phương trên địa bàn. Qua đó từng bước lựa chọn, đề xuất bổ sung các giống lúa mới phù hợp, có năng suất, chất lượng vào cơ cấu bộ giống lúa của tỉnh, thay thế cho các bộ giống cũ đang thoái hóa, dễ nhiễm sâu bệnh.
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), qua khảo sát, tổng diện tích tập trung, tích tụ ruộng đất trên địa bàn tỉnh đạt trên 784,7 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Lăng gần 350 ha, Vĩnh Linh 290 ha, Cam Lộ 100 ha, Triệu Phong hơn 35 ha.
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), qua kiểm tra trên đồng ruộng, đến thời điểm này toàn tỉnh có gần 1.130 ha diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Nguyên nhân là do một số địa phương vẫn chưa thật sự quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp quản lý bệnh; người dân vẫn còn thờ ơ, vẫn sử dụng giống từ những vùng bị bệnh khảm lá sắn để trồng mới.
Bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2020, bệnh khảm lá sắn đang là mối đe dọa nghiêm trọng, làm suy giảm năng suất và gây thiệt hại lớn cho người trồng sắn. Do vậy, việc khảo nghiệm thành công những giống sắn kháng bệnh khảm lá, nhất là giống sắn HN1 kỳ vọng sẽ cho ra nguồn giống chất lượng để đưa vào sản xuất trên diện rộng.
'Các địa phương thông báo cho chủ tàu thuyền biết diễn biến của bão số 3, gió mạnh trên biển để chủ động sản xuất và phòng tránh. Ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa hè thu còn lại theo phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', tránh thiệt hại do mưa bão', đó là những yêu cầu mà Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN) lưu ý đối với các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão số 3.
Theo Văn bản số 1189/SNN-TT&BVTV ngày 31/7/2024 của Sở NN&PTNT về việc tập trung chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Mùa 2024, toàn tỉnh có trên 5.700ha lúa Mùa cần phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (CLN).
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), đến ngày 31/7, có 1.234,4ha trên trà lúa Mùa sớm nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 852,5ha nhiễm trung bình, còn lại là nhiễm nhẹ.
Do thời tiết mưa nhiều, sâu bệnh phát sinh gây hại trên một số loại cây trồng như: ốc bươu vàng gây hại trên diện tích lúa mùa tại huyện Than Uyên, thành phố Lai Châu, với mật độ trung bình 0,3-0,6 con/m2, cục bộ 3-4 con/m2, diện tích nhiễm 2,6ha. Tập đoàn rầy gây hại trên lúa mật độ cao 15- 45 con/m2. Sâu keo mùa thu phát sinh gây hại trên cây ngô xuân hè tại thành phố Lai Châu. Mật độ cao 3 con/m2, diện tích nhiễm lên đến 62ha. Ngoài ra, cây chanh leo tại huyện Tam Đường bị bệnh xoăn lá, diện tích nhiễm 2ha. Bệnh đốm dầu phát sinh gây hại diện tích nhiễm 3,5ha. Đặc biệt, hiện nay nhiều loại sâu bệnh đang gây hại trên cây chè ở thành phố Lai Châu.
Hôm nay 3/5, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Bùi Phước Trang thông tin, vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được gần 26.000 ha lúa, tính đến ngày 3/5 đã thu hoạch được gần 24.500 ha, đạt tỉ lệ 95%. Do ảnh hưởng của mưa lớn chiều tối ngày 2/5 và sáng ngày 3/5 đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích lúa chưa thu hoạch.
Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.
Bệnh khảm lá sắn (KLS) nguy hiểm đang phát sinh trên diện rộng ngay từ đầu vụ khiến nông dân lo lắng.
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và bền vững. Do vậy, thời gian qua, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó chú trọng sản phẩm chuối.
Những ngày qua, người trồng cao su ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh hết sức lo lắng do hiện tượng khô cành, rụng lá một cách bất thường trên cây cao su ở thời kỳ kinh doanh. Đây là bệnh mới xuất hiện trên cây cao su trên địa bàn tỉnh nên người trồng cao su đang hết sức lúng túng, các cơ quan chuyên môn cũng chưa có giải pháp và loại thuốc phòng trừ hữu hiệu.
Theo dự báo rét đậm, rét hại còn có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Các địa phương, HTX hướng dẫn nông dân triển khai các giải pháp bảo vệ cây trồng vụ đông xuân.
Chiều nay 24/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa HG12.
Toàn tỉnh trồng gần 10,5 ha sâm Bố Chính ở các địa phương, đến nay đã có 5,75 ha bị bệnh thối gốc chết. Nguyên nhân cây sâm bị bệnh thối gốc do nấm Fusarium spp gây ra.
Nhiều diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới hiện bị 'chết non' khi chưa đến kỳ thu hoạch khiến người dân gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp đang triển khai các giải pháp khắc phục.
TTH - Hơn 1.000ha cao su, cây ăn quả, hồ tiêu… đang bị sâu bệnh gây hại, có nhiều khả năng lây lan diện rộng, nhiễm nặng do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường.
Ngày 29/1, Sở NN&PTNT cho biết, tiếp tục chỉ đạo các địa phương, hợp tác xã (HTX) huy động các trạm bơm tiêu úng, thoát nước nhanh cho hơn 3.500 ha lúa còn lại.
Trong điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, việc tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón để không xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, gây thiệt hại cho sản xuất và người tiêu dùng đã và đang là vấn đề cần được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng.