Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sâm Ngọc Linh không chỉ là quốc bảo mà còn là quốc kế dân sinh. Sâm Ngọc Linh không chỉ trưng bày trong tủ kính mà phải chế biến sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội và đóng góp thực sự đây là một thương hiệu quốc gia.
Thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản diễn ra từ ngày 1- 3/8, người dân và doanh nghiệp đã bán được khoảng 63kg sâm củ, thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ IV năm 2022 vào tối 1-8. Lễ hội có 30 gian hàng trưng bày, bán sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản đặc trưng của huyện Nam Trà My.
Nhiều du khách thích thú, chen chân vào xem những củ sâm Ngọc Linh 'khủng' thông qua hội thi sâm do UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức.
Sau khi hàng chục nghìn cây Sâm Ngọc Linh bị chết do sâu bệnh, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống, không để xảy ra tình trạng mua bán giống không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc.
Đây là củ sâm Ngọc Linh có tuổi đời 57 năm, nặng 180g và là củ sâm dài nhất Việt Nam năm 2021.
Sau nhiều năm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nguồn gen quý Sâm Ngọc Linh tại huyện miền núi Tu Mơ Rông (Kon Tum), trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua, lần đầu tiên địa phương này tổ chức 'Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch'.
Có một vùng sâm Ngọc Linh 'độc nhất vô nhị', với diện tích lớn nhất tỉnh Kon Tum, hơn 1.000 ha ở độ cao hơn 2.000m trên đỉnh núi Ngọc Linh. Nơi đây không khí trong lành với rừng cây cổ thụ nguyên sinh đẹp và thuận lợi cho 'quốc bảo' Việt Nam sinh trưởng.
Được tạo ra bởi tinh hoa của đất trời, Sâm Ngọc Linh Kon Tum được ví như báu vật của đại ngàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, nguồn gốc, giá trị của loại sâm này thì không phải ai cũng biết được.
Để du khách có thể phân biệt được Sâm Ngọc Linh thật - giả, phiên chợ sâm Ngọc Linh đã bố trí gian hàng gồm củ, lá, hoa sâm Ngọc Linh và cây tam thất để khách hàng nhận biết.
Lần đầu tiên, phiên chợ Sâm Ngọc Linh (Kon Tum) gắn với quảng bá du lịch và các sản phẩm đặc hữu huyện Tu Mơ Rông năm 2022 sẽ được huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức từ ngày 24-26/4 tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông.
600 chuyên gia, nhà quản lý, người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch lâu năm sẽ cùng bàn thảo, tìm giải pháp phát triển du lịch Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung vào ngày 24/4. Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch đặc biệt cũng được tổ chức tại Kon Tum trong dịp này.
Chiều 18/4, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kon Tum, Hiệp hội Du lịch Việt Nam họp báo cung cấp thông tin về diễn đàn 'Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng' năm 2022.
Ngày 24/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chức Diễn đàn 'Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng' tại thành phố Kon Tum.
Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thành lập tổ thẩm định sâm nhằm phát hiện sâm Ngọc Linh nhái, giả, sâm kém chất lượng trà trộn vào phiên chợ sâm tới đây.
Các sản phẩm sâm Ngọc Linh được bày bán trong phiên chợ đều được sàng lọc, lựa chọn kỹ càng qua nhiều bước nên người mua hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
Ngày 15-4, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo về tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn liền với du lịch.
Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sâm Ngọc Linh trong phiên chợ, các doanh nghiệp tham gia phải có xác nhận của thôn, xã nơi trồng sâm. Bên cạnh đó, huyện thành lập tổ thẩm định sâm Ngọc Linh.
Thông tin từ UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, kết thúc phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 51, người dân và doanh nghiệp đã thu được 3,2 tỷ đồng.
Từ 168 củ sâm Ngọc Linh, người phụ nữ ở Quảng Nam ghép tạo hình rồng, sau đó bỏ vào bình ngâm rượu và bán với giá gần 500 triệu đồng.
Theo thống kê của ban tổ chức, sau 3 ngày, phiên chợ đã thu hút gần 1.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu và mua bán; đạt doanh thu khoảng 2,1 tỷ đồng