Gần 10 năm nay, các câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân ở Hướng Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực, hút thu đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tham gia. Đây là sân chơi bổ ích cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ), kỹ năng sống, giúp các bạn trẻ sống lành mạnh, an toàn, tự tin hơn trước khi bước vào đời.
Nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7/2020 bác sĩ TRƯƠNG HỮU THIỆN, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quảng Trị về chủ đề: 'Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại'.
Sáng 9/4/2020, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh tổ chức tuyên dương kíp trực phẫu thuật và 2 cán bộ y tế kịp thời hiến máu cứu sống bệnh nhân là sản phụ nhập viện trong tình trạng tai biến.
Những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) ở Triệu Phong được triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân. Mô hình mỗi cặp vợ chồng có 2 con trở thành chuẩn mực, phổ biến trong xã hội. Dịch vụ dân số - KHHGĐ được mở rộng và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân…Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bằng nhiều giải pháp và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ban ngành, đoàn thể, địa phương, sự đồng thuận cao từ phía người dân, thời gian qua công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) trên địa bàn huyện Hướng Hóa đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, phong trào làng không sinh con thứ 3 trở lên ngày càng phát triển sâu rộng từ vùng thuận đến vùng khó; chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) KHHGĐ được đẩy mạnh. Qua đó góp phần giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số ở địa phương, nhất là tại các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2019, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã tăng cường chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) nhằm vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các chính sách dân số, hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các xã trên địa bàn tỉnh. Chiến dịch truyền thông lồng ghép này đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận, từ đó góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch DS-KHHGĐ đã đề ra...
Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án 'Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển, giai đoạn 2015 - 2020'. Đây là chủ trương đúng đắn, thiết thực và là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, một trong những giải pháp huy động sự đóng góp của xã hội, tăng đầu tư, nhằm giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, bảo đảm tính bền vững cho công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ).
Từng bước khống chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, đảm bảo mức sinh thay thế, ổn định tỷ lệ sinh... là những nội dung của ngành Dân số tỉnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.
Đứng trước những thách thức về dân số hiện nay, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới với nhiều giải pháp quan trọng, trong đó đổi mới nội dung tuyên truyền là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết một cách toàn diện, đồng bộ các vấn đề này.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2019, Tổng cục Dân số - KHHGĐ lựa chọn chủ đề 'Đồng hành cùng sự nghiệp dân số và phát triển vì sự phồn vinh của đất nước'. Thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông về dân số và phát triển nhằm huy động các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội đồng hành với sự nghiệp dân số, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Thời gian qua, ngành y tế - dân số huyện Hải Lăng tích cực phối hợp với các trường học trên địa bàn tăng cường truyền thông về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho học sinh. Đây là điều kiện giúp các em bổ sung những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tuổi mới lớn, quan hệ giữa tình bạn khác giới…, từ đó rèn luyện kĩ năng sống trong tình bạn, tình yêu, chuẩn bị hành trang bước vào đời tự tin hơn.
Những năm trở lại đây, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đakrông, huyện Đakrông tiến bộ về nhiều mặt, nhất là mô hình ít con được nhiều cặp vợ chồng chấp nhận. Để đạt được kết quả đó, địa phương đã làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình bằng việc thực hiện những giải pháp, kế hoạch, chỉ tiêu hằng năm một cách tích cực. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, tham gia thực hiện có hiệu quả các chính sách dân số.
Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, sự nỗ lực của ngành y tế - dân số tỉnh, công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt trong đó đã từng bước ổn định và giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy, Phú Thọ vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng có kích thước lớn ở phụ nữ với khối u lớn khoảng 20cm. Theo bác sỹ trực tiếp phẫu thuật, đây là trường hợp hiếm gặp.
PTĐT - Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản(SKSS) cho vị thành niên, thanh niên và xâm hại tình dục là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của các thế hệ. Xác định mục tiêu đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với các cấp ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng hoạt động này đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
.VN - Gần đây những vụ tai biến sản khoa xuất hiện ở Thừa Thiên Huế ngày càng dày hơn đã trở thành nỗi ám ảnh, đau lòng không chỉ riêng với sản phụ và người thân. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trình trạng trên có thể hạn chế, phòng ngừa nếu phụ nữ biết cách chăm sóc, kiểm tra thai kỳ đúng cách.
Thời gian qua, Đề án tăng cường tư vấn, cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) giai đoạn 2016 - 2020 thông qua hoạt động mô hình 'Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân' được ngành Dân số - KHHGĐ tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện tích cực. Đến nay, mô hình đã duy trì và nhân rộng tại 34 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với 170 câu lạc bộ (CLB) 'Tiền hôn nhân' thu hút gần 8.000 nam, nữ lứa tuổi VTN/TN tham gia sinh hoạt. Với những hoạt động thiết thực, các CLB này đã trở thành sân chơi bổ ích, trang bị cho các bạn trẻ các kiến thức về CSSKSS/KHHGĐ để bước vào đời tốt hơn.
Thời gian qua, đội ngũ cộng tác viên dân số (CTVDS) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều nỗ lực trong việc góp sức đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) về cơ sở. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc tự giác chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS)/KHHGĐ nói riêng; xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc; góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.