Trong phiên hôm nay, 22.5, cảm xúc nhà đầu tư thăng trầm theo chỉ số VN - Index. Lực mua lên không lấn át được sức ép chốt lời khiến sắc đỏ lan rộng mạnh hơn vào cuối phiên khiến chỉ số VN - Index quay đầu giảm mạnh.
Dù nhà đầu tư ngoại giảm mạnh mua ròng trên sàn HOSE và chuyển qua trạng thái bán ròng trên sàn HNX, nhưng khối này đã 'đua' gom một cổ phiếu chứng khoán với khối lượng mua ròng lên tới hơn chục triệu đơn vị.
CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX – sàn HOSE) lên kế hoạch bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT thay cho bà Trần Thị Hồng Hà và ông Thái Hoàng Long.
Thị trường có phiên bứt phá mạnh trở lại với mức tăng 1,45%, xác nhận phiên đảo chiều sau 2 ngày giằng co quanh vùng 1.300 điểm.
Sau chuỗi điều chỉnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một phiên giao dịch đầy hứng khởi vào ngày 20/5 khi chỉ số VN-Index bật tăng mạnh hơn 18 điểm, lên sát mốc 1.315 điểm. Đà phục hồi được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là bộ ba nhà Vingroup cùng sự hỗ trợ tích cực từ nhóm ngân hàng và cổ phiếu đầu ngành.
Trong khi nhà đầu tư trong nước tham gia sôi động, tiếp sức giúp VN-Index có phiên tăng vọt, thì khối ngoại vẫn bán ròng gần 550 tỷ đồng với tâm điểm là 2 mã lớn gồm VHM và FPT.
Trong khi thị trường có phần chững lại trước những ngưỡng điểm quan trọng, nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm đến một số cái tên riêng lẻ, với tân binh VPL chào sàn hôm nay trở thành tâm điểm.
CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX - sàn HoSE) lên kế hoạch tham vọng trong năm 2025 và bầu Thành viên Hội đồng quản trị thay ông Thái Hoàng Long đã từ nhiệm tháng 9/2024.
Sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong khi kinh tế vĩ mô trong nước được giữ ổn định, các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng được ban hành kịp thời giúp ứng phó với những tác động bất lợi từ bên ngoài đang mở ra cơ hội cho nhà đầu tư bám sát thị trường và hiểu sâu về doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có danh mục đầu tư tài chính, hoặc công ty chứng khoán tự doanh.
Thị trường chứng khoán hôm nay (18/4) tiếp tục diễn biến khá tích cực, đà tăng điểm tiếp tục được duy trì. Dù vậy, lực bán dâng cao về cuối phiên khiến đà tăng phần nào bị thu hẹp.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 14.4, thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm mạnh thứ 3 liên tiếp. Cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, HPG, MWG… được gom mạnh giúp VN-Index nhẹ nhàng vượt mốc 1.240 điểm.
Phiên giao dịch 9/4 từng có thời điểm cho nhà đầu tư không ít hy vọng, khi lần đầu tiên kể từ lần giảm lịch sử ngày 3/4, chỉ số VN-Index vượt lên trên tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ số chỉ có màu xanh trong ít phút giữa phiên sáng, trước khi giảm mạnh dưới áp lực bán trong phiên chiều.
Thị trường chứng khoán đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi tâm lý hoảng loạn bao trùm sau thông tin Mỹ áp thuế đối ứng. Phiên 3/4, VN-Index giảm 87,99 điểm (-6,68%), xuống 1.229,84 điểm.
Tin tức về thuế quan đối ứng của Mỹ đã chi phối thị trường trong suốt cả phiên giao dịch. Áp lực bán theo đó duy trì ở mức độ cao ở hầu hết các nhóm ngành. Mặc dù vậy, một số mã ngành khoáng sản như YBM, KSV, BKC, MGC là điểm nhấn khi lội ngược dòng với mức tăng mạnh.
Thị trường chứng khoán hôm nay (3/4) có phiên giảm mạnh nhất từ trước tới nay. Chỉ số VN-Index giảm mạnh hơn 87 điểm về dưới mốc 1.230 điểm. Thanh khoản tăng mạnh khi áp lực bán ra lớn ngay từ đầu phiên.
Bên cạnh áp lực bán trong nước, nhà đầu tư ngoại cũng có phiên bán ròng mạnh lên tới hơn 1.360 tỷ đồng, với tâm điểm bán tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn.
Thị trường chứng khoán hôm nay (31/3) mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với diễn biến kém tích cực. Sắc đỏ bao trùm đi kèm tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến chỉ số chính giảm mạnh tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.
Mặc dù nhà đầu tư ngoại gom mạnh cổ phiếu chứng khoán, nhưng với áp lực bán các mã lớn, đã khiến khối này bán ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 28/3, gấp gần 5 lần phiên trước.
Trong phiên giao dịch ngày 28/3, nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch kém tích cực khiến thị trường giằng co nhẹ và chìm trong sắc đỏ. Phiên này, nhóm cổ phiếu phần mềm và viễn thông bị bán mạnh, giảm sâu nhất thị trường. Chốt phiên, VN-Index giảm 6,35 điểm và xuống mức 1.317,46 điểm.
Thị trường chứng khoán hôm nay (28/3) tiếp tục có phiên giảm điểm, áp lực bán có xu hướng gia tăng dần, thể hiện qua biên độ giảm hôm nay lớn hơn và thanh khoản tăng cao hơn so với những phiên trước.
Mặc dù giải ngân mạnh tới hàng chục triệu cổ phiếu một mã chứng khoán, nhưng việc xả mạnh cổ phiếu lớn đã khiến khối ngoại vẫn giữ trạng thái bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên 14/3.
Cổ phiếu SHB hôm nay ghi nhận thanh khoản đột biến với hơn 1.393 tỷ đồng, tương đương với hơn 132,3 triệu cổ phiếu được giao dịch, gấp 7,8 lần so với mức giao dịch trung bình trong một năm qua.
Phiên giao dịch ngày 14/3, nhờ điểm tựa từ nhóm cổ phiếu bluechip thị trường hồi phục ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, về cuối phiên áp lực bán dâng cao, trong đó hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu như: thép, chứng khoán, phần mềm, viễn thông, vận tải… chìm trong sắc đỏ, đã khiến VN-Index rung lắc và giảm 0,12 điểm, xuống mức 1.326,15 điểm khi chốt phiên.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (mã VIX – sàn HOSE) vừa thông báo gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Thay vì tổ chức trong khoảng thời gian thông thường (tháng 4 hoặc tháng 5), đại hội dự kiến sẽ diễn ra trước ngày 30/6/2025.
CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX – sàn HOSE) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 trước ngày 30/6/2025.
Nhờ sự bứt phá mạnh của nhóm cổ phiếu trụ cột, tâm lý nhà đầu tư được củng cố và dòng tiền nhập cuộc sôi động đã giúp VN-Index 'bỏ túi' thêm một phiên tăng gần 8 điểm, lên mức 1.326 điểm.
Trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay, nhiều nhà đầu tư cá nhân ưa thích chiến lược 'theo dấu dòng tiền'.
SSI Research dự báo đợt review danh mục các quỹ ETF trong quý I/2025, thời điểm hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 21/3.
Dù có những tín hiệu điều chỉnh trên thị trường chung, nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn đang nắm chặt danh mục và hạn chế bán khiến mức giảm của các chỉ số không đáng kể. Trong khi ở diễn biến khác, cổ phiếu BCG và TCD tiếp tục là tâm điểm khi áp lực xả hàng vẫn còn rất lớn.
Dòng tiền sôi động với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, cùng diễn biến tích cực ở một số cổ phiếu bluechip, đã giúp VN-Index hồi phục sắc xanh sau phiên điều chỉnh nhẹ cuối tháng 2.
Phiên giao dịch ngày 24/2, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực khi chỉ số VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, thanh khoản tăng vọt.
Thị trường chứng khoán hôm nay 24/2 đã có phiên giao dịch bùng nổ khi VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, thanh khoản vượt 21.000 tỷ đồng.
Thị trường đã có phiên giao dịch bùng nổ khi VN-Index chính thức vượt mốc 1.300 điểm và thanh khoản lần đầu tiên sau khoảng 5 tháng vượt mức 20.000 tỷ đồng.
Phiên cuối tuần trước, đà tăng của nhiều cổ phiếu chững lại khi VN-Index kiểm định vùng kháng cự mạnh tại 1.290-1.300 điểm. Dự báo sẽ có nhịp điều chỉnh tại ngưỡng này nên tâm lý của nhà đầu tư là chờ đợi chỉ số xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Thị trường hôm nay (17/2) diễn biến giằng co quanh biên độ hẹp khi VN-Index tiến sát ngưỡng kháng cự. Dù sắc xanh chiếm phần lớn thời gian giao dịch, nhưng đến cuối phiên chiều áp lực bán tăng mạnh đặc biệt tại nhóm bluechips đã khiến VN-Index 'quay xe' nhuốm đỏ.
Sức bật của một số cổ phiếu công ty chứng khoán như VND, VIX, SSI, cùng các trụ cột ngành ngân hàng đứng vững đã giúp thị trường đóng cửa bật mạnh lên gần 1.265 điểm.
Giao dịch khởi sắc của cổ phiếu MSN, cùng lực cầu tăng mạnh ở các cổ phiếu VIX, GEX, GEE đã giúp thị trường đóng cửa vượt 1.265 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Tết âm lịch.
CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX – sàn HOSE) ghi nhận lãi 112,2 tỷ đồng trong quý IV, lũy kế năm 2024 ghi nhận lãi đạt 663,32 tỷ đồng, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh các nhóm cổ phiếu trụ cột và bluechip duy trì đà tăng nhẹ, hỗ trợ VN-Index hồi phục, nhóm cổ phiếu đầu tư công là tâm điểm của thị trường với diễn biến tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.
Bên cạnh diễn biến không mấy tích cực của nhà đầu tư trong nước khiến thị trường chung có thêm tuần giao dịch kém lạc quan, khối ngoại cũng tiếp tục đẩy mạnh bán ròng, với giá trị gần 1.500 tỷ đồng.
Bên cạnh thị trường chung ảm đạm và giao dịch khá yếu của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại giao dịch khá cân bằng và chỉ bán ròng 3,3 tỷ đồng, đáng kể là mua ròng hơn 30 tỷ đồng trên sàn HOSE.