Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, không khí mùa gặt lúa xuân nhộn nhịp ở nhiều nơi trên vùng biên Bình Phước.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 5314/UBND-KGVX triển khai thực hiện Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
Bình Phước là tỉnh có đường biên giới dài hơn 258km, giáp với 7 xã, 4 huyện, 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum). Những ngày cuối năm, đến một số địa bàn biên giới tỉnh Bình Phước, chúng tôi được thấy nhiều tuyến đường bê tông phẳng lì cùng những ngôi nhà khang trang. Cuộc sống người dân nơi đây đang ngày càng đổi thay phát triển, hiện lên trước mắt chúng tôi là một khung cảnh bình yên nơi dải đất biên cương.
Sáng 18-9, tại thị xã Phước Long, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh Bình Phước đã có buổi họp kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập phòng thủ dân sự thị xã Phước Long năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi chủ trì cuộc họp. Dự họp có thành viên Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh, thị xã Phước Long; lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ.
'Các lực lượng tham gia diễn tập xử lý lỗ sủi, mạch đùn chân đập đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm theo nhiệm vụ được giao…'. Đó là lời nhận xét của Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) Nguyễn Hùng Lượng tại buổi diễn tập theo tình huống giả định với sự phối hợp của các cấp, ngành thị xã Phước Long vừa qua.
Từ Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, chúng tôi xuống Thủy điện Thác Mơ được xây dựng ở bậc thang trên cùng của sông Bé thuộc địa phận các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước).
LTS: Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ vùng đất cao nguyên là tỉnh Đắk Nông rồi chảy xuôi về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, trước khi hợp lưu vào sông Đồng Nai tại xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Không phải dài nhất, rộng nhất, đẹp nhất, nhưng đây từng là dòng sông được mệnh danh có hình thù kỳ lạ nhất thế giới.
Từ Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, chúng tôi xuống Thủy điện Thác Mơ được xây dựng ở bậc thang trên cùng của sông Bé thuộc địa phận các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước). Đây là niềm tự hào của ngành điện, góp phần làm thay đổi diện mạo 8 huyện, thị xã của tỉnh Bình Phước.
LTS: Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ vùng đất cao nguyên là tỉnh Đắk Nông rồi chảy xuôi về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, trước khi hợp lưu vào sông Đồng Nai tại xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Nhờ rừng đầu nguồn đang được bảo vệ nghiêm ngặt đã góp phần điều tiết nước cho các hồ chứa nhà máy thủy điện, tạo ra nguồn thủy sản phong phú và tài nguyên du lịch sinh thái từng bước được đánh thức.
Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến tình trạng khô hạn ở Bình Phước trở nên nghiêm trọng. Mực nước các hồ chứa thủy lợi xuống thấp, nhiều giếng đào, giếng khoan cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết, nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh khiến mực nước các ao, hồ chứa tiếp tục xuống thấp, một số hồ đã cạn kiệt.
UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bình Phước đang trong cao điểm mùa khô, vấn đề nước sản xuất, nước sinh hoạt luôn được các cấp, ngành và người dân quan tâm. Được đầu tư hệ thống công trình thủy lợi cùng với các biện pháp sử dụng nước khoa học, hợp lý, huyện Bù Đốp vẫn đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.
Vừa cuốc dặm lại ruộng lúa giữa trưa sau hơn 10 ngày sạ, bà Thị Khai ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp vừa cho hay: 'Bây giờ chỉ có tháo nước cho cây lúa khỏi ngập. Mương nước ở đằng kia, nó chảy suốt ngày nên không còn sợ thiếu nước nữa! Những năm trước, muốn làm lúa vụ hai thì phải nối ống bơm từ ao lên, có năm được ăn, có năm không vì không có nước. Bây giờ thì không còn lo chuyện thiếu nước nữa. Năm vừa rồi nhà mình làm được 3 vụ lúa. Vụ mùa vừa rồi, 7 sào ruộng của mình thu được 70 bao'.
Không phải dài nhất, rộng nhất, đẹp nhất, nhưng đây từng là dòng sông được mệnh danh có hình thù kỳ lạ nhất thế giới.
Ngày 21/2, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp cấp nước thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Bình Phước vừa có Đề án về nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn với tổng mức đầu tư khoảng 10.400 tỷ đồng, hơn 6.680 tỷ là nguồn vốn xã hội hóa
Địa bàn tỉnh Bình Phước thời điểm sau tết Nguyên đán hằng năm thời tiết thường nắng nóng, khô hạn. Bởi vậy, bên cạnh nguồn nước sinh hoạt thì vấn đề băn khoăn, lo lắng của người dân là làm sao đảm bảo ổn định nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Để giải quyết những băn khoăn, lo lắng đó, ngoài quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các hồ, đập thì công tác quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cần được quan tâm chú trọng góp phần giải 'cơn khát' trong mùa khô này.
Sông Bé kết hợp với các nhánh nhỏ và cả hồ Cần Đơn, tỉnh Bình Phước, tạo nên hình ảnh một con rồng khổng lồ vô cùng ấn tượng.
Hít thở khí trời, tiếp đón gió mưa, từng cây rừng âm thầm trong lặng lẽ nhả vào lòng đất những giọt nước không biết mệt mỏi. Nhiều giọt nước kết lại tạo nên mọi nước, nhiều mọi nước góp lại thành khe, thành suối, thành sông rồi đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi thành mây, thành mưa rơi xuống tái xanh rừng. Từng cây rừng trong tổng số gần 25.600 ha rừng nguyên sinh thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập ở phía thượng nguồn sông Bé đã tạo nên những dòng sông uốn khúc mang thế dáng tam long hội tụ trên mảnh đất Bình Phước có một không hai ở dải đất hình chữ S.
Dự thảo Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện, trên toàn lưu vực có hơn 200 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, trung bình, nhỏ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây dựng. Trong đó, một phần nhỏ là hồ chứa thủy điện, còn lại chủ yếu là hồ chứa thủy lợi.
NDO-Dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước, đi đến đâu điện, đường, trường trạm và các trung tâm mua sắm đông đúc và không ít người đồng bào người Xtiêng, M'nông, Khmer là những tỷ phú. Điều đáng mừng là mặt bằng chung khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sống dọc biên dưới ngày một đổi thay, nhiều hộ nghèo đã vươn lên nhờ chính sách an cư lạc nghiệp.
Báo cáo ngày 9/11 cho thấy, các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên mực nước cao, một số hồ đã điều tiết nước xả tràn.
Báo cáo ngày 8/11 cho thấy, lưu lượng nước về một số hồ chứa lớn miền Bắc tăng trở lại trong ngày 7/11, riêng hồ Sơn La và Hòa Bình tăng nhanh, đạt lần lượt 1.059 m3/s và 2.152 m3/s.
Các tỉnh, TP khu vực phía Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông 2023 - 2024. Cùng với ảnh hưởng của không khí lạnh, mưa lớn những ngày qua đang khiến mực nước nhiều hồ chứa thủy điện lên cao. Hiện, hàng chục hồ chứa đang phải xả tràn.
Báo cáo ngày 6/11 cho thấy, mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tiếp tục tăng nhẹ, một số hồ vẫn đang điều tiết xả tràn.
Theo cập nhật tình hình hồ thủy điện ngày 21/10/2023 của Bộ Công Thương, lưu lượng về các hồ chứa thủy điện khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ đều giảm nhẹ so với hôm qua.
Sáng 17/10, vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Nam của Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong những ngày tới, Bình Phước có mưa nhiều nơi. Để đảm bảo điều tiết hồ chứa, ba hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đã tăng lượng xả lũ.
Do ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới gần bờ, dự báo trong 24 đến 48 giờ tới trên địa bàn tỉnh Bình Phước có mưa nhiều nơi. Để đảm điều tiết hồ chứa, 3 hồ thủy điện trên địa bàn Bình Phước tiếp tục xả lũ để bảo đảm an toàn đập.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi sáng 15-9 đã chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Công ty Điện lực Bình Phước để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về việc đầu tư lưới, trạm điện có cấp điện áp từ 110kV trở lên trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Cùng dự buổi làm việc còn có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.
Nhiều hộ dân sống ở cạnh các hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng đã tận dụng mặt nước lòng hồ để nuôi cá lồng bè. Từ những loài thủy sản quý ở địa phương như cá lăng nha, chạch lấu, cá lìm kìm… đã giúp cho các hộ dân có thu nhập cao, ổn định sinh kế.
Bình Phước có nhiều lợi thế trong phát triển nguồn lợi thủy sản khi có 3 con sông lớn chảy qua. Tỉnh còn có 3 hồ thủy điện và hơn 60 hồ chứa của các công trình thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ. Để phát triển nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2377/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đơn vị chủ công thực hiện nhiệm vụ này là Trại giống cây trồng và vật nuôi thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đây là nơi có khí hậu, trong lành, mát mẻ, giúp du khách xóa tan những mệt mỏi, lo toan, muộn phiền để cân bằng lại cuộc sống.