Hòa chung không khí của tháng 4 lịch sử, những người con xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) lại tự hào nhớ về giai đoạn buổi ban đầu của cách mạng in đậm dấu ấn nơi quê nhà.
Xuất bản tại Pháp năm 1919, cuốn sách 'Hướng dẫn du lịch Bắc Kỳ 1919' (Guide du Tonkin 1919) giới thiệu nhiều hình ảnh quý về các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội cách đây hơn 100 năm.
Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất vào sáng nay 15/4.
Ngày 15-4, Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (15/4/1945 - 15/4/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và đón nhận danh hiệu 'Thành phố Anh hùng' gắn với Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 sẽ được tổ chức thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Qua đó làm toát lên chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố.
Ông từng là nhà thơ, nhà báo làm đến chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 15-4-1945, Trường Quân chính kháng Nhật, nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1-nhà trường đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ và chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 26-5-1945, nhân dịp khai giảng Khóa 1, Người đã trực tiếp trao tặng nhà trường lá cờ thêu 6 chữ vàng: 'Trung với nước, hiếu với dân'.
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập ngày 1/4/1930 tại Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, châu Hòa An (nay là huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đến nay đã tròn 95 năm. Đây là một mốc son quan trọng trong lịch sử cách mạng Cao Bằng, là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng của nhân dân Cao Bằng vững bước đi lên dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh gồm 3 đồng chí.
Khu vực tòa nhà Hàm Cá Mập (Trung tâm Thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng) và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay, nằm sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một địa điểm chứa đựng nhiều biến động lịch sử quan trọng. Những thay đổi về kiến trúc và công năng qua các thời kỳ đã phản ánh rõ nét sự biến chuyển của lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định; hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố và 12 huyện).
Ngồi rỗi lật xem lại 'Đại Nam nhất thống chí' và 'Đại Nam nhất thống toàn đồ' mới thấy nước Nam ta thời vua Minh Mạng rộng lớn thật
Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn 'Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói' bài viết 'Tên tỉnh ở ta xưa và nay' với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.
Quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính của nước ta diễn ra liên tục từ thời xa xưa cho đến nay. Tìm hiểu những thay đổi trong quá khứ có thể là một trong những căn cứ cho quyết định của hiện tại.
Những trải nghiệm về đêm ở Hồ Gươm đã khiến không ít bộ hành như lạc bước vào một cuộc dạo chơi lung linh, huyền ảo trong thế giới của ánh sáng và màu sắc.
Ở miền Bắc, tỉnh Nam Định có đô thị cổ thứ hai chỉ sau Hà Nội. Hà Nội xưa có 36 phố phường thì thành phố Nam Định cũng có 40 phố cổ. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, tỉnh Nam Định có sự thay đổi lớn về địa giới hành chính khi trải qua 4 lần sáp nhập, tách tỉnh.
Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (1930 - 2025), Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô đi qua những giai đoạn lịch sử quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều thanh niên yêu nước của dân tộc ta đã tham gia hoạt động cách mạng, trở thành những cán bộ lãnh đạo tận tụy, tài năng - những đảng viên trung kiên lớp đầu tiên của Đảng, những người đã trọn đời hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong số những con người ưu tú đó có đồng chí Trần Quý Kiên (1911-1965), Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội - người cộng sản kiên trung, bất khuất, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và trọn đời hy sinh, cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân.
Cuộc cải cách hành chính ở địa phương dưới thời vua Minh Mệnh đã xóa bỏ các đơn vị 'Thành' và 'Trấn' và chia đặt lại cả nước thành 31 tỉnh.
Lịch sử nước Việt đã ghi dấu các giai đoạn mở mang bờ cõi, nối liền Bắc Nam. Trong hành trình khai khẩn, xác lập chủ quyền lãnh thổ ấy có dấu ấn của những cuộc di dân lịch sử, tuy nhiên hiện còn khá ít những cuốn sách viết về đề tài này.
Tối 15-3, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, diễn ra buổi công diễn vở nhạc kịch đặc biệt 'Lửa từ Đất', là câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Sông Đuống có chiều dài khoảng 65 km, khởi nguồn là một chi lưu của sông Hồng từ ngã ba Dâu (giữa Long Biên và Đông Anh, Hà Nội) chảy về phía Đông qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đổ vào sông Thái Bình ở Lục Đầu.
Dưới triều Nguyễn, thành Bắc Ninh không chỉ là thành lũy quan trọng đối với chính địa phương này mà còn giữ vị trí đặc biệt về quân sự của đất nước khi nằm trong tuyến phòng thủ của các tỉnh phía Bắc.
Ngày 7/3/2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Gia Lâm phối hợp với Đảng ủy xã Phù Đổng tổ chức hội nghị tọa đàm 'Trung Mầu - quê hương cách mạng và Anh hùng', nhân kỷ niệm 80 năm ngày Nhân dân Trung Mầu khởi nghĩa giành chính quyền (10/3/1945 - 10/3/2025).
Bộ sách 2 tập 'Địa danh hành chính Bắc Kỳ qua tài liệu và tư liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa' vừa được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Nhà xuất bản Dân trí giới thiệu tới độc giả; cung cấp thêm nguồn sử liệu quan trọng về địa danh hành chính dưới thời Pháp thuộc.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam từ 72 tỉnh thành giảm còn 38 do sáp nhập, sau đó tăng lên 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2008 và duy trì đến nay.
Những ngày đầu năm Ất Ty 2025, về thăm vùng quê giàu truyền thống cách mạng xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, chúng tôi không khỏi bồi hồi. Liên Hoa ngày nay đã 'thay da đổi thịt', phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Sắp tới, nơi đây sẽ có công trình Bia lịch sử ấp Cẩm Sơn tại khu 2, là biểu tượng về thời kỳ lịch sử anh hùng, góp phần giáo dục sâu sắc các thế hệ con cháu về truyền thống cách mạng vẻ vang của cha ông.
Năm 1832, nước ta có 31 tỉnh. Sau gần 200 năm, có nhiều biến động qua các đợt chia tách, sáp nhập tỉnh, thành. Tính đến nay chỉ có 2 địa phương xuất hiện từ thời phong kiến và chưa từng bị chia cắt, sáp nhập hay đổi tên.
Tờ báo Cờ Giải phóng do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trực tiếp phụ trách, biên tập, phát hành trong giai đoạn 1942-1945. Nội dung 'Cờ Giải phóng' như ngọn lửa làm bùng lên hào khí đấu tranh cách mạng. Vinh dự với phường Tiên Phong (TP. Phổ Yên) được Xứ ủy Bắc Kỳ tin tưởng, lựa chọn, đặt cơ sở in ấn bí mật và tiếp tục phát hành báo trong điều kiện cam go, ác liệt.
Có hàng trăm biểu tượng đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, mỗi biểu tượng đều mang câu chuyện về tín ngưỡng, ước vọng và chiều sâu văn hóa. Tìm hiểu, giải mã những biểu tượng này giúp độc giả hiểu hơn về văn hóa dân tộc.
Ở thời điểm điện còn được xem là thứ xa xỉ ở Paris, thành phố này đã được thắp sáng bằng đèn điện. Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương ứng dụng điện lực.
Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra cách đây đã 95 năm (1930-2025), do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo. Việt Nam Quốc dân đảng là một tổ chức theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, được thành lập ngày 25-12-1927, do Nguyễn Thái Học đứng đầu (Chủ tịch), bên cạnh là các đồng sự Nguyễn Thế Nghiệp (Phó chủ tịch), Phó Đức Chính (Tổ chức), Nguyễn Khắc Nhu[1]… Tổng bộ lâm thời tất cả gồm 15 người[2].
Sau Tết Nguyên đán, nước ta sẽ bước vào không khí hội hè. Từ thôn, xóm, làng cho đến xã, huyện, tỉnh… lễ hội diễn ra liên tục. Một đời sống tinh thần phong phú, nhưng cũng chứa đựng nhiều hệ lụy khó bỏ - nhận định này đã được nhiều nhà văn hóa phản ánh qua các cuốn sách.
Sáng 4/2, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại khu lưu niệm ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy).
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với dân tộc Việt Nam. Sau 95 năm, cùng nhìn lại loạt hiện vật gắn với các diễn biến dẫn đến ngày 3/2/1930 lịch sử.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 3/2, Báo Cao Bằng tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, xóm Nà Toàn, phường Đề Thám (Thành phố).
Cuộc đời của đồng chí Lê Duẩn là một tấm gương chói ngời về phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho lý tưởng cộng sản. Gần 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.