Ngày đầu tiên của tháng 11, phần lớn các ngân hàng đã rời mốc lãi suất tiết kiệm 6%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Chỉ còn 1 ngân hàng trụ mốc 6%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, áp dụng cho khách hàng gửi tại quầy.
Lãi suất cho vay giảm doanh nghiệp và nền kinh tế được hưởng lợi, nhưng khách hàng gửi tiết kiệm không vui vì kéo theo lãi suất huy động giảm. Mặc dù vậy vẫn còn 10 ngân hàng giữ mốc lãi súat 6%/năm.
CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM) vừa công bố thông tin nhận được các quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của Cục thuế Thành phố Hà Nội.
Tính đến ngày 11/10, đã có 17 ngân hàng thông báo giảm lãi suất tiết kiệm trong tháng 10, đưa mức lãi tiết kiệm cao nhất giảm đáng kể so với những tháng đầu năm 2023.
Đầu tháng 10, loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm khiến số lãi thu được cho số tiền 100 triệu đồng gửi tiết kiệm giảm đáng kể so với những tháng liền trước.
Khi mặt bằng lãi suất tiết kiệm hiện nay của các ngân hàng thương mại khoảng 5,5%/năm, đã có 4 ngân hàng thương mại có lãi suất tiết kiệm cao hơn 1% so với mặt bằng chung.
Hiện nay, chỉ một ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động cao nhất 7%/năm với kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng còn lại đều dưới 7%, cá biệt có ngân hàng dưới 5%/năm.
Hiện tại lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng đang ở mức thấp kỷ lục.
Với việc hàng loạt ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi tiết kiệm những ngày gần đây, mức lãi tiết kiệm cao nhất đã giảm mạnh so với giai đoạn đầu năm 2023.
6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành Ngân hàng tăng chi phí hoạt động 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng không ít nhà băng vẫn tối ưu được chi phí hoạt động, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR).
Các ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm những ngày đầu tháng 9 khiến khoản lãi thu được từ 100 triệu đồng gửi tiết kiệm mới cũng giảm đáng kể so với trước đây.
Agribank và Vietcombank đã đưa mức lãi suất ngân hàng kỳ hạn 12 tháng xuống còn 5,5%/năm, thấp nhất thị trường. Đây cũng được coi là mức thấp kỷ lục ngang giai đoạn dịch Covid-19.
Với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, các ngân hàng Đông Á, Bảo Việt, CBBank, OCB đang trả lãi suất cao nhất.
Tháng 9, lãi suất ngân hàng của nhiều đơn vị liên tục điều chỉnh. Đặc biệt nhóm 'big 4' đưa mức lãi suất về còn 3% áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 1 tháng.
Theo cập nhật biểu lãi suất niêm yết của 34 ngân hàng trên toàn hệ thống tại ngày 12/9, chỉ có 1 ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất với các kỳ hạn 1 tháng đến 9 tháng; với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, ngân hàng Bảo Việt, CBBank, OCB, Đông Á…đang trả lãi suất cao nhất…
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm cho thấy những mảng sáng tối đan xen, với 15/26 ngân hàng TMCP được thống kê ghi nhận LNTT tăng so với cùng kỳ trong khi số còn lại báo lãi giảm. Đáng chú ý, trong khi nhiều ngân hàng đưa ra kế hoạch kinh doanh khá lạc quan cho cả năm, chặng đường hướng tới mục tiêu lợi nhuận năm đến nay đang cho thấy nhiều thách thức.
Đến ngày 15/8, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đã giảm sâu. Khảo sát 39 ngân hàng cho thấy, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay là 7,4%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cao nhất là 7,7%/năm. Tại một số ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn dài thấp hơn các kỳ hạn ngắn…
Cập nhật báo cáo tài chính 27 ngân hàng niêm yết cho thấy quy mô tài sản tăng trưởng chậm lại, chất lượng tài sản suy giảm, tỷ lệ bao phủ nợ xấu mỏng thêm, chi phí hoạt động vẫn cao và đặc biệt là lợi nhuận ròng nhiều ngân hàng tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2023…
Tính đến thời điểm hiện tại, có 26 ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất trong tháng 7/2023, trong đó khoảng 10 ngân hàng giảm 2 lần trong tháng này.
Việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tiết kiệm thời gian gần đây khiến số lãi thu được từ 100 triệu đồng gửi tiết kiệm cũng biến động đáng kể.
Khảo sát cho thấy, một số ngân hàng như ABBank, BacABank, Eximbank… đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,5 – 7,8%. Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất kỳ hạn 1 năm dao động khoảng 7 - 7,2%/năm.
Trong tháng 6, có hơn 20 ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Dù lãi suất thấp, người dân vẫn 'ồ ạt' gửi tiền vào ngân hàng. Đến cuối tháng 3, trong ngân hàng có 6,2 triệu tỷ đồng tiền gửi cư dân, cao nhất từ trước đến nay
VietinBank rao bán khoản nợ xấu gần 5.900 tỷ tại một doanh nghiệp đóng tàu; Tiếp tục có ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất; OCB ưu đãi dành tặng khách hàng Doanh nghiệp… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
VNDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống 6,5%/năm trong năm 2023.
Mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dài tại nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm mạnh từ 1-2,5 điểm % so với thời điểm cuối tháng 11/2022, hiện về vùng dưới 8%/năm.
Hàng loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động trong hôm nay 25/5
Lãi suất cao nhất được các ngân hàng trả cho tiền gửi 6 tháng là 8,5%/năm và 12 tháng là 8,8%/năm. Mức lãi suất trên 9% vẫn được một ngân hàng áp dụng cho tiền gửi trên 12 tháng.
Những ngân hàng từng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường đến này đã giảm về mức trung bình so với mặt bằng chung.
Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động như Techcombank, LienVietPostBank, Kiên Long Bank...
Trong nhóm Big 4, lãi suất của Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank đang có sự khác biệt ở một vài kỳ hạn.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2022.
Lãi suất các ngân hàng hôm nay ít biến động, phần lớn đang được niêm yết ở mức dưới 9,5%/năm.
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng giá trị số tiền bị cưỡng chế của FLC đã nâng lên gần 1.466 tỷ đồng từ các cơ quan quản lý thuế tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, không chỉ người dùng mà ngân hàng Việt Nam cũng phải trả phí chồng phí. Đó là lý do mà hiện nay các ngân hàng đang tính đến việc thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa vào các các mục đích tiêu dùng trong nước.