Trang tin nổi tiếng của CNN vừa công bố danh sách 12 nơi tốt nhất thế giới để ghé thăm vào mùa thu, trong đó có Hà Nội.
Nhiều hạng mục trong công viên Thủ Lệ, Bách Thảo, Thống Nhất (Hà Nội) xuống cấp, nhếch nhác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sự trải nghiệm của người dân.
3 công viên trên được Hà Nội đưa vào chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, nhằm thực hiện chỉ tiêu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hà Nội sẽ triển khai cải tạo, nâng cấp 3 công viên do thành phố quản lý gồm: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo.
Số liệu thống kê của Bộ VHTTDL, cả nước hiện có 162 bảo tàng, trong đó có 126 bảo tàng công lập và 36 bảo tàng ngoài công lập và hiện đang lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật phản ánh toàn diện về đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Trong chuyến thăm Hà Nội năm 1996, bà Jennifer, người dẫn đầu một đoàn du khách Australia, đã thực hiện loạt ảnh thú vị về những chiếc xe buýt đủ kiểu dáng.
Một tháng kể từ khi Hà Nội cho phép các di tích, danh thắng mở cửa trở lại, đặc biệt kể từ dấu mốc 15.3, khi cánh cửa dành cho du lịch đã hoàn toàn rộng mở, con số du khách đến các Bảo tàng, di tích, danh thắng bắt đầu được cập nhật theo từng ngày.
Nhu cầu đi du lịch của khách thay đổi nên các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ cũng phải thích ứng để tồn tại. Điều này tạo nên những xu hướng du lịch mới hậu COVID-19 với yếu tố an toàn đặt lên hàng đầu.
Tuần này, thời tiết Hà Nội mang cái hơi nồm ẩm và chút ấm áp đặc trưng. Ở trong nhà lâu ngày bí bách vì dịch bệnh, mở cửa du lịch, nhiều người tìm đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia thưởng thức một sản phẩm du lịch mới mang tên 'Bác Cổ-mùa hoa gạo', vừa quen vừa lạ.Loài hoa có 5 cánh to, đỏ rực được gọi theo tiếng Hán là mộc miên, người Tây Nguyên gọi tên pơ-lang, còn người dân Đồng bằng Bắc Bộ gọi thân thương là hoa gạo, như gợi về sự no ấm, đủ đầy. Hoa gạo cả năm để dành sắc thắm và chỉ bung nở rực rỡ vào tháng 3. Hình ảnh cây gạo gắn với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và yên bình của làng quê. Tạo dáng cùng hoa gạo tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Du lịch Hà Nội sẵn sàng chào đón du khách đến với Thủ đô, các hoạt động du lịch đã mở cửa trở lại theo phương châm 'an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19'.
Ngày 15/3/2022, Việt Nam chính thức mở cửa trở lại hoàn toàn du lịch, nằm trong chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta mở lại hoạt động giao lưu, giao thương quốc tế của Việt Nam sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Những ngày này, khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trở nên hấp dẫn hơn bởi sắc đỏ của cây gạo cổ thụ, trở thành địa điểm check-in hấp dẫn với người dân Thủ đô.
Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy Hà Nội về 'Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025', UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có tại khu vực các quận nội thành. Theo đó, qua rà soát, các công viên, vườn hoa sẽ được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa theo mức độ khác nhau để duy trì ổn định cảnh quan, đồng bộ phục vụ nhân dân.
Ngay trong ngày đầu tiên khai trương 19.3, sản phẩm du lịch mới mang tên 'Bác Cổ - Mùa hoa gạo' do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Công ty Lữ hành Hanoitourist thực hiện đã thu hút hàng trăm lượt du khách hào hứng tham gia. Nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo, lãng mạn và hoài cổ dẫn dắt bước chân du khách theo dòng xúc cảm nhẹ nhàng của hoa gạo tháng Ba, của những sắp đặt tiểu cảnh mang vóc dáng làng quê Việt và những phong cách kiến trúc độc đáo…
Hưởng ứng sự kiện mở cửa lại hoàn toàn du lịch Việt Nam, từ ngày 19/3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Công ty Lữ hành Hanoitourist giới thiệu chương trình du lịch 'Bác Cổ - Mùa hoa gạo' với không gian làng trong phố, thu hút nhiều du khách Thủ đô.()
Tận dụng thời gian chống dịch, các khu, điểm du lịch không ngừng làm mới, sáng tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, giúp du lịch Hà Nội thực sự 'lột xác', mới lạ hơn, hấp dẫn hơn.
Hôm nay (15/3), Việt Nam đã mở cửa du lịch đón khách quốc tế. Hiện DN lữ hành đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của Hà Nội để thu hút du khách quốc tế và trong nước.
Hôm nay (15-3), Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch trong điều kiện 'bình thường mới'. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dù đã sẵn sàng các sản phẩm cho cả khách nội địa và quốc tế nhưng vẫn gần như 'án binh bất động', chờ đợi hướng dẫn cụ thể về quy trình đón khách, đặc biệt với khách quốc tế.
Theo biến động của thị trường thế giới, giá xăng trong nước đang ở mức cao kỷ lục và không có chiều hướng đi xuống. Đối với bộ phận công nhân, học sinh, sinh viên, chi trả cho một tháng tiền xăng nay không phải là chuyện đơn giản. Do đó, nhiều người đã quyết định chuyển hướng sang dùng các phương tiện công cộng, đặc biệt là xe buýt để tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn giao thông.
Dự kiến ngày 19/3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ mang đến cho du khách tham quan không gian 'Làng trong phố' ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, khi mùa hoa gạo nở rộ nhất trong năm.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist đón khách tham gia tour du lịch 'Bác Cổ - Mùa hoa gạo' từ ngày 15/3.
Để chuẩn bị cho việc mở cửa lại hoàn toàn hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới ở cả nội địa và quốc tế từ ngày 15-3, Công ty lữ hành Hanoitourist phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã xây dựng tour ngắm hoa gạo và một số hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng. Tour ngắm hoa gạo sẽ ra mắt vào ngày 19-3 tới.
Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thủ đô đang chuẩn bị sản phẩm để từng bước phục hồi, thu hút thị trường khách du lịch nội địa, mở cửa đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình của Chính phủ. Hà Nội đề ra 4 giải pháp chính để thích ứng an toàn trong giai đoạn bình thường mới.
Sự kiện mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới ở cả nội địa và quốc tế ngày 15.3 tới được coi như là một dấu mốc đáng nhớ trên chặng đường phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Ở đó, mỗi điểm du lịch như là một đốm lửa cùng nhiều đốm lửa khác sẽ tạo thành ngọn lửa góp phần thắp sáng lại những kỳ vọng về ngành Du lịch đặt ra trước đại dịch.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 332/KH-UBND về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, thành phố sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có.
Ngày 27-1, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ xử lý một vụ vận chuyển trái phép pháo nổ trên địa bàn.
Dù mới được phép thí điểm hoạt động trở lại sau thời gian dài phải tạm dừng phục vụ do thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, song công tác tổ chức vận hành các tuyến buýt của Thủ đô vẫn bảo đảm an toàn, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân và góp phần thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 về việc ban hành Quy định tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19'.