'Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài', ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện ủy Thới Bình, khẳng định.
Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thủy sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là 'chìa khóa' mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.
Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện 'cuộc cách mạng' phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực, Cà Mau vừa có thêm khu vực thực hiện chuỗi mô hình tôm-rừng được công nhận đạt chuẩn ASC nhóm, nâng tổng diện tích tôm-rừng ở vùng ngập mặn của tỉnh Cà Mau lên gần 11.500ha.
Với chứng nhận ASC, thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, đáp ứng nhu cầu mua tôm của các thị trường nhập khẩu.
Sau một năm thực hiện nuôi tôm – rừng đã có 375 hộ dân ở Cà Mau được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn ASC với diện tích 1.860 ha
Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị 'Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng', đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.
Từ mô hình 'con tôm ôm gốc đước' độc đáo, tôm Cà Mau không chỉ là sản phẩm thương mại mà còn là biểu tượng của nỗ lực phát triển bền vững. Quyết định chọn con tôm làm biểu tượng, tỉnh Cà Mau thể hiện sự cam kết của địa phương trong việc bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.
Cà Mau là tỉnh thuần nông, đất đai là nguồn lực đặc biệt quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn góp phần to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp mang ý nghĩa kép, vừa hướng tới mục tiêu 'nông nghiệp sinh thái, bền vững; nông thôn hiện đại, nông dân văn minh', vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Cà Mau sớm trở thành trung tâm kinh tế trong khu vực.
Trong bối cảnh hiện nay, liên kết là chìa khóa giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Thới Bình là huyện nội địa, nằm ở phía Bắc tỉnh Cà Mau, là địa phương được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa cũng như nuôi thủy sản nước lợ. Thời gian qua, địa phương có bước tiến quan trọng trong xây dựng và phát triển các hình thức liên kết sản xuất, kinh tế tập thể, góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Qua rà soát cho thấy loại hình nuôi tôm chứng nhận ASC trên đất trồng lúa nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho năng suất đạt khoảng 300-500 kg/ha/năm (chỉ tính 1 vụ 6 tháng thả tôm 2 lần).
Festival tôm Cà Mau lần đầu tiên được tổ chức. Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của con tôm, góp phần đưa tôm Cà Mau vươn xa hơn trên thị trường quốo tế.
Đạt được chứng nhận ASC Group tạo tiền đề cho Cà Mau trong việc đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có hơn 40.000 ha lúa - tôm đạt được một trong các chứng nhận quốc tế.
Từ thành công bước đầu tại Cà Mau, các đơn vị chức năng đang có kế hoạch mở rộng Dự án đầu tư sản xuất lúa-tôm có trách nhiệm tại những nơi có điều kiện phù hợp ở Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long lên 30.000 ha trong giai đoạn từ 2023-2032.
Thủy sản Cà Mau đã có hơn 20 năm 'bơi trên biển lớn' nhờ sớm thích ứng với cơ chế thị trường bằng những sản phẩm hàng hóa chất lượng, uy tín, được thế giới công nhận.
Chỉ trong hơn 2 năm, HTX Ðoàn Phát, xã Trí Lực , Thới Bình, Cà Mau, đã liên tục mở rộng diện tích lúa sạch từ 150 ha lên 300 ha, sản phẩm gạo ST24 nhãn hiệu Gạo Từ Tâm của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, mang lại giá trị cao cho nông dân.
Nông dân vùng chuyên canh lúa – tôm hữu cơ ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho hàng nghìn tấn lúa hữu cơ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, trên cơ sở hơn 500 ha đất lúa – tôm đã được chứng nhận ASC Group, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030 có 40.000 ha đất nông nghiệp được sản xuất theo mô hình lúa - tôm đạt một trong các chứng nhận quốc tế về ASC.
Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết Tổ chức Chứng nhận quốc tế toàn cầu - độc lập trong quản lý và giám sát hàng hóa - đã trao chứng nhận đạt chuẩn ASC Group cho hơn 560 ha tôm sú được nuôi xen canh trên đất trồng lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình.
ASC Group, đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực phụ tùng và dịch vụ xe ô tô tại Việt Nam ra mắt trang thương mại điện tử.