Sau sáp nhập, tỉnh nào trở thành 'vua bờ biển' nước ta?
Với đường bờ biển dài nhất cả nước sau sáp nhập, địa phương này nổi bật bởi vẻ đẹp biển trời hiếm có, mở ra tiềm năng phát triển mạnh mẽ về du lịch, kinh tế biển và đô thị ven biển.
1. Tỉnh nào có đường bờ biển dài nhất, trở thành 'vua bờ biển' ở nước ta sau sáp nhập?
Cà Mau
0%
0%
Quảng Ninh
0%
Khánh Hòa
0%
Chính xác
Với việc 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sáp nhập thành Khánh Hòa, đây là tỉnh có đường bờ biển dài nhất nước ta với 490 km (Khánh Hòa: 385km, Ninh Thuận: 105km).
Độ dài này gấp gần 1,5-2 lần so với hai địa phương xếp tiếp theo là Cà Mau (với đường bờ biển dài 310km) và Quảng Ninh (250km).
2. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển sau sáp nhập?
15
0%
20
0%
21
0%
29
0%
Chính xác
Sau sáp nhập, cả nước có 21 địa phương giáp biển so với 28 tỉnh, thành trước đây. Như vậy, tỉ lệ các tỉnh thành có biển sau sáp nhập là 62% (21/34 tỉnh, thành).
21 tỉnh, thành giáp biển gồm: Quảng Ninh, TP Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TPHCM, TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang.
3. Sau sáp nhập, tỉnh nào có đường bờ biển ngắn nhất cả nước?
Hải Phòng
0%
0%
0%
Thanh Hóa
0%
Chính xác
Tỉnh Đồng Tháp (sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang) là địa phương có đường bờ biển ngắn nhất với khoảng 32km. Trước đó, Đồng Tháp không có biển, đoạn giáp biển ở Tiền Giang.
Khi chưa sáp nhập với Hà Nam và Nam Định, Ninh Bình có khoảng 15km đường bờ biển. Hiện nay, tổng chiều dài đường bờ biển của tỉnh mới này là gần 90km.
4. Tỉnh nào trước đây không có biển, nay có cả biển và sân bay?
An Giang
0%
Hưng Yên
0%
Quảng Trị
0%
Ninh Bình
0%
Chính xác
Sau khi sáp nhập với Kiên Giang, tỉnh An Giang mới không chỉ có biển mà còn có nhiều đặc khu nhất với 3 đặc khu (Phú Quốc, Kiên Hải và Thổ Châu). Đặc khu Phú Quốc của tỉnh này cũng chính là đặc khu lớn nhất cả nước.
5. Ngoài An Giang, tỉnh nào trước đây không có biển, sau sáp nhập lại có biển?
Hưng Yên
0%
Đắk Lắk
0%
Đồng Tháp
0%
0%
Tất cả các tỉnh trên
0%
Chính xác
Các tỉnh Hưng Yên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang trước đây không có biển nhưng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, các tỉnh này đều có biển: Hưng Yên sáp nhập với Thái Bình, Đắk Lắk sáp nhập với Phú Yên, Đồng Tháp sáp nhập với Tiền Giang, Vĩnh Long sáp nhập với Bến Tre và Trà Vinh, An Giang sáp nhập với Kiên Giang.
6. Sau sáp nhập, tỉnh, thành nào sau đây có đường bờ biển dài gấp 5 lần so với trước?
Hải Phòng
0%
0%
Cần Thơ
0%
TPHCM
0%
Chính xác
Trước khi sáp nhập, TPHCM có hướng biển tại khu vực Cần Giờ với chiều dài gần 17km.
Sau sáp nhập, với việc hợp nhất cùng Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đường bờ biển của TPHCM dài gấp 5 lần, khoảng 89km.
7. Sau sáp nhập, tỉnh nào không giáp biển nhưng lại có cảng biển?
Phú Thọ
0%
Đồng Nai
0%
Tây Ninh
0%
Cả hai đáp án B và C
0%
Chính xác
Tất cả 21 tỉnh thành ven biển sau khi sáp nhập đều có cảng biển. Hai tỉnh không giáp biển nhưng vẫn có cảng biển là Đồng Nai (hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước) và Tây Ninh (hợp nhất Tây Ninh và Long An).