Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước

Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Giải đáp chính sách

Ảnh minh họa: Nhật Nam

Ảnh minh họa: Nhật Nam

Hỏi: Tôi được biết, vừa có hướng dẫn về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Xin quý báo cho biết một số nội dung về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước?

(Phạm Quý Hải, huyện Thanh Trì, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Điều 3 nêu về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước:

1. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP; các Quyết định: số 1719/QĐ-TTg, số 90/QĐ-TTg, số 263/QĐ-TTg, số 880/QĐ-TTg, số 39/2021/QĐ-TTg, số 18/2023/QĐ-TTg, số 02/2022/QĐ-TTg và số 07/2022/QĐ-TTg; văn bản hướng dẫn của các cơ quan chủ Chương trình; văn bản hướng dẫn của các bộ, cơ quan được phân công chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung, nội dung thành phần; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; xây dựng, công nghệ thông tin; quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Riêng đối với dự án được hỗ trợ theo cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hoặc hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện như sau:

- Trường hợp đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ giao kinh phí từ ngân sách nhà nước cho chủ trì liên kết, đại diện cộng đồng thực hiện, việc mua sắm theo quy định tại Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền và hợp đồng đã ký kết với đơn vị được giao vốn thực hiện dự án; chủ trì liên kết, người đại diện cộng đồng tự thực hiện việc mua sắm; đơn vị được giao vốn thực hiện dự án lưu giữ chứng từ liên quan trong việc thực hiện dự án để thanh quyết toán theo quy định;

- Trường hợp đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất trực tiếp thực hiện việc mua sắm theo quy định tại Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền, đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất tổ chức đấu thầu thực hiện việc mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bàn giao sản phẩm, dịch vụ cho chủ trì liên kết, đại diện cộng đồng theo hợp đồng đã ký kết với chủ trì liên kết, đại diện cộng đồng;

- Đối với mua sắm giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa dịch vụ do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án: Đơn giá thu mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tính theo giá thị trường trên địa bàn tại cùng thời điểm, được UBND cấp xã xác nhận tại giấy biên nhận mua bán với người dân.

3. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Bên A) ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện (Bên B) theo quy định của pháp luật, tài liệu làm căn cứ thanh toán, quyết toán được lưu tại Bên A gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của Bên B, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác...

4. Đối với các dự án, tiểu dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ). Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ...

5. Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

N.N

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/quan-ly-su-dung-va-quyet-toan-kinh-phi-su-nghiep-tu-nguon-ngan-sach-nha-nuoc-349174.html