Kỳ giông Mexico (Ambystoma mexicanum) dài 10-30 cm, thường giữ hình dạng của ấu trùng với 6 chiếc mang ngoài ngày cả khi đã trưởng thành. Chúng được tìm thấy tại một số hồ nước ở Mexico và đã du nhập vào nhiều quốc gia như một sinh vật cảnh.
Sa giông xương sườn nhọn (Pleurodeles waltl) dài 15-30 cm, phân bố ở Tây Ban Nha và Morocco. Chúng có cách tự vệ khá đặc biệt, nếu bị bắt sẽ đâm đầu nhọn của xương sườn xuyên qua da để gây sát thương với kẻ thù.
Sa giông mào phương Bắc (Triturus cristatus) dài 10-18 cm, sinh sản trong các ao nước khắp châu Âu và Trung Á.
Nhông lươn mang ngoài lớn (Siren lacertina) dài 50-90 cm, sống trong các sông, hồ, ao nông khu vực Đông Nam Hoa Kỳ và Đông Bắc Mexico. Chúng có chi trước rất nhỏ, chi sau tiêu biến, đuôi giống vây cá.
Giông mối cẩm thạch (Ambystoma opacum) dài 9-11 cm, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng có đuôi ngắn, thân mình mập mạp, sinh sản trong các ao có nước mưa vào mùa đông.
Kỳ giông lửa (Salamandra salamandra) dài 18-28 cm, là loài bản địa châu Âu. Chúng sống trên cạn phần lớn thời gian và chỉ xuống nước đẻ trứng. Các tuyến trên đầu nó có thể phun chất độc vào kẻ thù.
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) có thể dài đến 1,8 mét, là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới còn tồn tại. Đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, chúng là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức.
Sa giông Lorestan (Neurergus kaiseri) dài 8-13 cm, là loài đặc hữu trong những dòng suối ở Iran. Chúng đang ở trong tình trạng cực kì nguy cấp do mất sinh cảnh và bị săn bắt làm vật nuôi trong nhà.
Cá cóc sần Himalaya (Tylototriton verrucosus) dài 12-18 cm, thường sinh sản trong những ao nhỏ sau mùa mưa ở Trung Á. Những đốm màu cam là dấu hiệu cảnh báo chất độc mà loài lưỡng cư có đuôi này tiết ra.
Giông mù châu Âu (Proteus anguinus) dài 20-30 cm, là loài hoàn toàn thủy sinh trong những hang tối ngập nước ở Slovenia và Montenegro. Nó có da sáng màu, mắt gần như mù.
Được tìm thấy trên khắp châu Âu, sa giông mào lớn Triturus cristatus đang được bảo vệ nghiêm ngặt vì số lượng loài này đang sụt giảm.