Nhìn lại chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng Phạm Tuân 40 năm trước

Cách đây 40 năm, anh hùng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông đồng hành cùng phi công Viktor Gorbatko bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz-37 và trở về an toàn sau khi thực hiện 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.

Sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, anh hùng Phạm Tuân đi vào lịch sử là người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Ảnh: baotanglichsu.

Phạm Tuân tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô. Ông cũng là người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn khi bắn rơi máy bay B52 của Mỹ vào đêm 27/12/1972. Vào năm 1973, Phạm Tuân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Ảnh: baotanglichsu.

4 năm sau, Phạm Tuân được cử sang Liên Xô theo học Học viện Không quân Gagarin. Khi lựa chọn phi công người Việt Nam vào vũ trụ, ông là lựa chọn cuối cùng cho đủ 4 suất. Sau 15 tháng chuẩn bị kỹ thuật và thể lực cho chuyến bay vào vũ trụ, Phạm Tuân bước vào thực hiện sứ mệnh lịch sử làm rạng danh đất nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Vào sáng ngày 23/7/1980, Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37. Hai phi hành gia trở về Trái đất an toàn ngày 31/7/1980. Ảnh: Tư liệu.

Theo đó, Phạm Tuân ở trong không gian tổng cộng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút. Ông và bạn đồng hành thực hiện 142 vòng quỹ đạo quanh trái đất. Ảnh: Nhân dân.

Hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân và Gorbatko tiến hành gần 40 thí nghiệm viễn thám hàng không, hòa tan các mẫu khoáng chất và các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu. Ảnh: TTXVN.

Chia sẻ về chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của mình cũng như của Việt Nam và châu Á, Anh hùng Phạm Tuân cho hay việc di chuyển và làm việc trên tàu vũ trụ khá khó khăn. Ảnh: Tư liệu.

Là phi công và khao khát bay lên vũ trụ, Phạm Tuân cho biết cảm giác ở trong không gian và nhìn Trái đất lơ lửng giữa không gian là trải nghiệm không thể nào quên. Ảnh: Wikiwand.

Cũng trong năm 1980, Phạm Tuân được phong Anh hùng Lao động Việt Nam. Ông cũng là một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lenin. Ảnh: VTC.

Năm 1989, Phạm Tuân trở thành Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Sau đó, ông được phong hàm Trung tướng, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ông nghỉ hưu từ cuối năm 2007. Ảnh: VTC.

Mời độc giả xem video: Trung tướng Phạm Tuân và tình bạn xuyên thế kỷ. Nguồn: VTC1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhin-lai-chuyen-bay-vao-vu-tru-cua-anh-hung-pham-tuan-40-nam-truoc-1412595.html