Ngành y tế đã nỗ lực để bảo đảm chính sách cho người dân khu vực nông thôn

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Thời gian qua ngành y tế đã nỗ lực nhiêu giải pháp đồng bộ. Thứ nhất là về chuyên môn, thứ 2 nhân lực y tế, thứ 3 là cơ sở hạ tầng, thứ tư là tài chính.

Sáng 6/11, trong phiên chất vấn, trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) về nông thôn mới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Về nông thôn mới đang đặt ra câu hỏi bên cạnh mặt được thì việc gắn kết giữa sản xuất chuỗi giá trị trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn mất cân đối. Bên cạnh nhiều địa phương tích cực, coi sản xuất là thành tố chính trong phát triển nông thôn mới như tỉnh Sơn La, trong vòng 3 - 4 năm, chuyển đổi tăng gấp 3 lần diện tích cây ăn quả; thành lập hơn 800 hợp tác xã. Tỉnh Bắc Giang hình thành trục kinh tế của sản phẩm nông thôn, gắn kết với phát triển hạ tầng . Hay Đồng Tháp liên tục đột phá mới công nghệ, từ sản xuất lúa, câu ăn trái.

Tuy nhiên, cần phải phổ biến hơn, mục tiêu nông thôn mới phải là đời sống người dân, môi trường, đó là bản sắc của vùng miền giữ cốt cách Việt Nam. Những giải pháp sẽ được hiện thực hóa trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn

Trả lời thêm trước Quốc hội về chính sách y tế cho người dân khu vực nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Mặc dù chúng ta đã đạt mục tiêu thiên niên kỷ, cũng như chỉ tiêu nông thôn mới đã đạt về trạm y tế xã đạt chuẩn, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, nhưng cũng là những vấn đề cần đánh giá.

Thời gian qua ngành y tế đã nỗ lực nhiêu giải pháp đồng bộ. Thứ nhất là về chuyên môn, thứ 2 nhân lực y tế, thứ 3 là cơ sở hạ tầng, thứ tư là tài chính.

Về chuyên môn kỹ thuật, ngành y đã chuyển giao kỹ thuật từ trung ương tới địa phương, tuyến tỉnh, huyện và gần đây tuyến xã. Nhiều bệnh viện tuyến huyện thực hiện kỹ thuật cao không chuyển lên trên, giúp cho bệnh nhân được hưởng thụ dịch vụ tại chỗ. Chúng ta đã đào tạo được hệ thống bác sĩ gia đình cho gần hết trạm y tế xã, đặc biệt vùng sâu, vùng xa tham gia đề án này. Tuy nhiên, để cải thiện thì cần thời gian.

Về nhân lực, chúng ta có chính sách đào tạo cử tuyển, từ rất lâu. Gần đây, Bộ Y tế có đề án theo hướng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài chọn các bác sĩ loại giỏi, loại khá, sau 6 năm đào tạo chuyên khoa về 61 huyện nghèo trong cả nước. Khi các bác sĩ này về có thể mổ, có bác sĩ thực hiện tới 1.000 ca/năm. Ở những huyện như Mường Tè, Mù Cang Chải, điều này giải quyết nhiều cho nhu cầu điều trị của người dân. Những bác sĩ này được nhận làm việc ngày từ đầu, nhưng phải nghĩa vụ 3 năm ở những vùng sâu, vùng xa.

"Chúng tôi có phụ cấp với những cán bộ công tác ở những vùng sâu, vùng khó nông thôn mới. Đó là 80% lương theo Nghị định 64. Chúng tôi cũng mong muốn có nhiều hơn nhưng quỹ của Bộ Tài chính chỉ có thế. Y tế thôn bản được phụ cấp 1 ngày lương cơ bản, so với thành thị thì chỉ có 1 nửa", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ hai là cô đỡ thôn bản được hưởng nửa số lương đã giúp đỡ rất nhiều cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, vùng sâu xa là vùng hưởng rất nhiều trái phiếu để xây dựng bệnh viện huyện hiện đại. Trạm y tế xã được hưởng nhiều dự án ODA không hoàn lại của EU.

"Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng 2 ODA được hưởng ưu đãi của ngân hàng ADB để xây dựng gần 2.000 trạm y tế ở những tỉnh khó khăn theo mô hình gia đình, theo mô hình quốc tế. Chúng tôi đang triển khai 26 trạm mẫu, sắp tới khai trương làm mẫu cho cả nước", Bộ trưởng cho biết thêm.

Về tài chính, có 2 chỉ số bảo hiểm y tế toàn dân đạt vượt mức. Riêng vùng sâu vùng xa, nhà nước mua toàn bộ mua bảo hiểm cho những người nghèo, cận nghèo, cận chính sách, tỷ lệ bảo hiểm đạt 100%. Người dân đến khám được chi trả 100 %.

Với người nghèo hầu như không phải chi trả các dịch vụ y tế, ngành y tế đang xây dựng chính sách cho vùng sâu, vùng xa. Từ trước giá dịch vụ là tính đúng, tính đủ, giúp cho các cơ sở y tế thu được nguồn thu đầy đủ, giúp giảm chi phí nâng cao thu nhập. Cùng đó với những đổi mới cơ chế tài chính, đặc biệt thái độ tỷ lệ hài lòng người dân đạt trên 80% với dịch vụ y tế. Chúng tôi thực hiện Đề án 2348 với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, với thời gian không xa, chất lượng chênh lệch giữa vùng khó khăn và thành thị dần dần được cải thiện nhưng có thời gian.

Hương Nguyễn (t/h)

Theo ANTT/NĐT

Nguồn ANTT: http://antt.nguoiduatin.vn/nganh-y-te-da-no-luc-de-bao-dam-chinh-sach-cho-nguoi-dan-khu-vuc-nong-thon-285031.htm