Nếu Trung Quốc tìm thấy xác F-35 của Nhật, Mỹ rắc rối to

Chỉ cần một mảnh xác của chiến đấu cơ F-35 Nhật vừa rơi ở Thái Bình Dương rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc, không chỉ Mỹ mà toàn bộ những quốc gia sở hữu F-35 sẽ gặp rắc rối to.

Theo thông tin được truyền thông Nhật Bản xác nhận vào chiều tối qua giờ Việt Nam, chiến đấu cơ F-35 của nước này đã rơi cách hơn 130 km về phía Đông tỉnh Aomori - tức là chiến đấu cơ của Nhật Bản rơi trên vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: BI.

Theo Reuters, một người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) ngày 10/4 cho biết các đội tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy mảnh vỡ của chiếc tiêm kích tàng hình F-35A mất tích một ngày trước đó trên Thái Bình Dương, gần phía Bắc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Liveuamap.

Chắc chắn ở thời điểm hiện tại, không chỉ Mỹ, Nhật mà còn có cả Trung Quốc cũng như Nga đang nỗ lực tìm kiếm những mảnh vỡ còn sót lại của chiến đấu cơ F-35 quanh khu vực được báo cáo xảy ra vụ tai nạn. Nguồn ảnh: BI.

Về mặt lý thuyết, đây là một vùng biển quốc tế nên những vật thể chưa thể xác định ngay lập tức - ví dụ như một mảnh vỡ máy bay - sẽ thuộc về bất cứ ai tìm thấy trước. Chưa kể tới việc, Nga và Trung Quốc sẽ giữ kín việc có được mảnh vỡ của F-35A Nhật trong tay khi hai quốc gia này tìm được để tránh các phản ứng không đáng có từ phương Tây. Nguồn ảnh: BI.

Theo các chuyên gia, việc để Nga hoặc Trung Quốc tìm thấy một mảnh vỡ bất kỳ của F-35 sẽ cực kỳ nguy hiểm không chỉ cho Mỹ mà còn cho mọi quốc gia hiện đang sở hữu chiến đấu cơ F-35 hiện đại và đắt tiền này. Nguồn ảnh: BI.

Thông thường, những mảnh vỡ dễ được tìm thấy nhất trong một vụ rơi máy bay trên biển chính là những mảnh vỏ thân của máy bay - đây cũng là bộ phận ẩn chứa nhiều bí mật nhất của tiêm kích F-35 - bộ phận cung cấp cho F-35 khả năng tránh phản xạ radar và biến nó thành tàng hình. Nguồn ảnh: BI.

Một khi Trung Quốc và Mỹ có được vỏ F-35 trong tay, hai quốc gia này có thể biết được chính xác hệ thống vỏ của F-35 được thiết kế ra sao, sử dụng vật liệu nào và vật liệu này chắc chắn sẽ có điểm yếu. Nguồn ảnh: BI.

Điểm yếu của lớp vỏ chống phát xạ radar đó là chúng không hoàn toàn tàng hình trước mọi tần số và bước sóng radar mà chỉ ở "hầu hết" mọi tần số, bước sóng thông thường. Nếu tìm ra được tần số thích hợp, F-35 hoàn toàn sẽ lộ liễu như mọi loại máy bay không tàng hình khác. Nguồn ảnh: BI.

Chưa hết, Trung Quốc và Nga hoàn toàn có thể phát triển một lớp vỏ tương đương như lớp vỏ trên chiếc F-35 của Mỹ để cung cấp khả năng tàng hình vượt trội cho các chiến đấu cơ của hai nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.

Trong quá khứ, việc này được cho là đã từng xảy ra một lần khi Trung Quốc chi bội tiền để mua các mảnh vỡ của máy bay F-111 từng bị Nam Tư bắn rơi. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính từ những mảnh vỡ của F-111, Trung Quốc đã nghiên cứu và chế tạo ra chiến đấu cơ J-20 với khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/neu-trung-quoc-tim-thay-xac-f-35-cua-nhat-my-rac-roi-to-1208858.html