Khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ: Lệnh phong tỏa toàn nước có ngăn bùng phát dịch bệnh?

Lệnh phong tỏa áp dụng cho cả Ấn Độ sẽ có hiệu lực trong 21 ngày là cách mà Ấn Độ áp dụng hiện tại nhằm ngăn chặn mức độ lây lan của dịch bệnh.

Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới và có nền kinh tế đứng thứ năm toàn cầu. Quốc gia này có khoảng 1.34 tỷ dân cũng không thể tránh khỏi đại dịch toàn cầu lần này. Đến hiện tại, Ấn Độ có khoảng 492 ca nhiễm xác nhận và 9 ca tử vong. Ngược lại, Hàn Quốc có hơn 9000 ca nhiễm trong khi dân số chỉ chiếm 3.8% so với Ấn Độ.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Trung Quốc hiện xác nhận hơn 81.000 ca nhiễm với dân số 1.39 tỷ dân.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, hiện không có tín hiệu lây nhiễm ra cộng đồng và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá cao nỗ lực của Ấn Độ trong ý thức phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, các lo ngại gia tăng rằng quốc gia này vẫn có thể đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các chuyên gia cảnh báo rằng Ấn Độ không tiến hành xét nghiệm đầy đủ để có thể nắm bắt kịp thời các ca nhiễm mới trước diễn biến của dịch bệnh.

Vào ngày 24/3, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã áp lệnh phong tỏa toàn nước kéo dài 21 ngày. Sắc lệnh này yêu cầu người dân Ấn Độ phải ở nhà và tất cả các dịch vụ không cần thiết như giao thông công cộng, khu thương mại và chợ sẽ đóng cửa.

Trong một phỏng vấn trên CNN vào tuần trước, một nhà khoa học đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới Soumya Swaminathan cho biết Ân Độ cần phải có biện pháp cần thiết chuẩn bị đối phó Covid-19.

"Tất nhiên, chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có các biện pháp chuẩn bị tốt và thận trọng ngay lúc này", tiến sĩ Soumya Swaminathan nói thêm.

Ấn Độ đang phải đối mặt với đại dịch như thế nào?

Ấn Độ đã tiến hành xét nghiệm 15.000 mẫu trong khi Hàn Quốc xét nghiệm 300.000 người trong tổng số dân chỉ 52 triệu.

Giáo sư y học tại Vellore phía nam Tamil Nadu – ông O.C.Abraham nói rằng, Ấn Độ nên tiến hành xét nghiệm phạm vi rộng giống như Hàn Quốc đã làm.

"Cách duy nhất mà bạn có thể kiểm soát đại dịch giống nhưng những gì Ấn Độ đã có hành động sớm để đối phó đại dịch bùng phát", ông nói.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu y tế Ấn Độ lại nói rằng không cần thiết phải tiến hành xét nghiệm quá nhiều.

Trong một họp báo vào ngày 22/3, ông Balram Bhargava nó rằng, Ấn Độ đã tiến hành xét nghiệm 60.000-70.000 ca mỗi tuần.Trong khi đó, Anh – đất nước chỉ chiếm khoảng 5% so với Ấn Độ lại đang có kế hoạch tiến hành xét nghiệm 25.000 người mỗi ngày.

Mặc dù số ca nhiễm tương đối nhỏ nhưng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cảnh báo tới người dân và nói rằng các thông tin cho rằng dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến Ấn Độ là sai hoàn toàn.

Giống với các quốc gia khác, nhiều trường hợp lây nhiễm của Ấn Độ đều liên quan đến người nước ngoài. 6 ca đầu tiên ở bang tây bắc Rajasthan đều có tiếp xúc với ca đầu tiên ở New Delhi – bệnh nhân này đã đến Italy trước đó.

Theo giáo sư Bellur Prabhakar tại Đại học Illinois, có một số lý do về các ca nhiễm tại Ấn Độ không hề có người tiếp xúc với các nước khác.

"Điều đó có thể phỏng đoán nước này đã thiếu các xét nghiệm", ông Prabhakar nói.

Lý do có thể là rằng loại virus này sống trong điều kiện lạnh hơn, có nghĩa là nó có thể lây lan rộng ở Ấn Độ, nơi nhiệt độ thường chỉ hơn 30 độ C.

Mọi người đều biết loại virus chủng mới này tồn tại trong điều kiện lạnh và khô nhưng không hề biết liệu nó có thể tồn tại ở môi trường khác hay không. Giới chuyên gia cảnh báo có quá nhiều kết luận nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về loại virus này và mức độ lây lan của nó diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mức độ lây lan của loại virus này có thể không ảnh hưởng bởi nhiệt độ mà có thể tồn tại từ vấn đề ở Ấn Độ.

"Trừ khi loại virus này có thể mất đi bởi sức nóng. Tôi không thể tưởng tượng điều gì có thể xảy ra tại Ấn Độ", ông Prabhakar nói thêm.

Dịch bệnh có thể kiểm soát?

Mặc dù điều đó không rõ ràng tại sao so ca nhiễm ở Ấn Độ tương đối thấp nhưng rõ ràng đại dịch bùng phát tại bất kỳ nước nào cũng sẽ rất khó để kiểm soát.

Chính phủ các nước liên tục khuyến khích người dân tự cách ly, rửa tay để kiểm soát mức độ gia tăng của đại dịch. Tuy nhiên, một phần của Ấn Độ, những thao tác đơn giản để kiểm soát bệnh này sẽ rất khó khăn.

Vào năm 2011, báo cáo của chính phủ Ấn Độ ước tính khoảng 29.4% dân số thành thị có mức sống thấp.

Nhiều nhà không có phòng tắm hay vòi rửa nước. Một số người dân sống ở khu ổ chuột phải dùng nước từ vòi sinh hoạt công cộng trong khi những người khác phải mang xô hoặc chậu đến các xe tải chở nước hàng tuần để lấy nước sinh hoạt.

Điều này rất khó cho người dân để có thể kiểm soát dịch bệnh.

"Họ phải làm gì để tìm nguồn nước và rửa tay sạch sẽ giống như các khuyến cáo đối với người dân. Tôi cho rằng, điều này là không thể đối với những người này", ông Prabhakar nói.

Theo ông Prabhakar, người dân nghèo ở Ấn Độ khó có thể thực hiện tự cách ly giống với sắc lệnh mà Thủ tướng Modi đưa ra. Ở Ấn Độ, khoảng 455 người/ 1km2 là sô liệu của World Bank cung cấp.

"Việc giữ khoảng cách xã hội cũng là khó khăn đối với người dân nước này", ông Prabhakar nói thêm.

Thêm vào đó, theo CNN, lệnh phong tỏa toàn nước tại Ấn Độ đang gây khó khăn cho người dân, khiến hàng triệu người rơi vào rủi ro vì không có việc làm. Các đối tượng lao động như công nhân, giúp việc nhà đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi sắc lệnh này.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/khung-hoang-covid-19-tai-an-do-lenh-phong-toa-toan-nuoc-co-ngan-bung-phat-dich-benh-2020032511073814.htm