Hệ thống vệ tinh của Mỹ có tìm được vũ khí Nga?

Mỹ và Nhật Bản đã triển khai một mạng lưới các vệ tinh nhỏ trên toàn thế giới để theo dõi các tên lửa siêu thanh của Nga.

Tờ báo The Times của Anh cho biết rằng, Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch triển khai một mạng lưới các vệ tinh nhỏ để theo dõi tên lửa siêu thanh của Nga. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Ivan Konovalov tuyên bố rằng, ngay cả 1.000 vệ tinh của Lầu Năm Góc cũng không thể ngăn chặn vũ khí tối tân của Nga.

Hệ thống vệ tinh nhỏ của Mỹ sẽ thất bại khi đối đầu với vũ khí siêu thanh của Nga.

Hệ thống vệ tinh nhỏ của Mỹ sẽ thất bại khi đối đầu với vũ khí siêu thanh của Nga.

Cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Lầu Năm Góc muốn phóng hơn 1.000 vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo trái đất vào năm 2022. Theo tờ The Times, phi đội tàu vũ trụ này sẽ theo dõi các tên lửa của Nga có tốc độ từ 1,2 nghìn đến 12 nghìn km/h.

Tờ báo của Anh nhấn mạnh rằng, hiện tại Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới đã có vũ khí siêu thanh trang bị cho các đơn vị trong quân đội. Tên lửa hạt nhân Avangard, có khả năng bay với tốc độ 1,2 nghìn km/h, đã gia nhập lực lượng vũ trang Nga vào năm ngoái. Nhờ tên lửa này, Moscow đã giành được lợi thế rất lớn trong cuộc chạy đua với Mỹ và toàn cầu.

Tờ báo The Times cho biết thêm rằng, việc Nhật Bản cũng tham gia phát triển hệ thống vệ tinh theo dõi chỉ ra mối lo ngại của Washington về khả năng của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Trung Quốc cũng đang phát triển các hệ thống siêu thanh và Triều Tiên có lẽ cũng đang phát triển các tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo trong khi bay, khiến chúng khó bị các vệ tinh của Mỹ phát hiện và theo dõi.

Dự kiến Nhật Bản sẽ đưa các công nghệ cảm biến của mình lên các vệ tinh nhỏ và chương trình này sẽ tiêu tốn 9 tỷ USD. Khoảng 1.000 tàu vũ trụ được triển khai ở độ cao từ 320 đến 970 km.

“Mối đe dọa từ Trung Quốc hiện đang gia tăng nhanh chóng, do đó việc Nhật Bản tăng cường khả năng hợp tác với Hoa Kỳ là điều đương nhiên”, ông Takashi Kawakami, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Thế giới tại Đại học Takushoku nói.

Cần lưu ý rằng, một hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp sẽ cho phép Nhật Bản và Mỹ theo dõi chuyển động của tàu chiến Trung Quốc ở Hoa Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trong những năm gần đây.

Song song đó, Mỹ cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh và đã công bố các chương trình siêu thanh của mình. Phó Đô đốc Hải quân Mỹ John Hill, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết rằng, điều quan trọng là phải phát triển các hệ thống mới để phát hiện và theo dõi vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với PolitRussia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Ivan Konovalov nhấn mạnh rằng, quy mô chương trình và kế hoạch thực hiện việc triển khai các vệ tinh nhỏ vào năm 2022 cho thấy Washington và Nhật Bản sẽ thất bại.

Xét về quy mô của chương trình là rất lớn trong khi thời gian thực hiện rất ngắn. Thực tế, mạng lưới vệ tinh nhỏ của Mỹ-Nhật là một hành động quân sự hóa ngoài không gian. Đồng thời, chuyên gia quân sự này nhấn mạnh rằng, bất chấp mọi nỗ lực của Washington và Tokyo, hệ thống hàng nghìn vệ tinh sẽ không ngăn được vũ khí siêu thanh của Nga.

Trước đó, ở Mỹ có hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp, nó đã tồn tại nhưng chưa chứng minh được hiệu quả của nó. Chỉ trải qua một vài thử nghiệm. Sự thành công của hệ thống này bị các nhà khoa học và chuyên gia Mỹ nghi ngờ, tuy nhiên nó đã được tạo ra với số tiền đầu tư khổng lồ.

Bây giờ là mạng lưới vệ tinh nhỏ trong không gian. Nó đang được tạo ra nhưng hiệu quả của các hệ thống mới này đặt ra những nghi ngờ rất lớn, ông Ivan Konovalov kết luận.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/he-thong-ve-tinh-cua-my-co-tim-duoc-vu-khi-nga-3417626/