Giải mã vị trí cực kỳ đặc biệt của tượng Nhân sư nổi tiếng Ai Cập

Bên cạnh các kim tự tháp, đất nước Ai Cập còn nổi tiếng thế giới với tượng Nhân sư. Mới đây, các chuyên gia phát hiện người Ai Cập cổ đại dường như cố tình đặt tượng Nhân sư ở vị trí đặc biệt so với Mặt trời.

Tượng Nhân sư (The Great Sphinx of Giza) nằm tại cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile là một trong những kiến trúc cổ đại của người Ai Cập trường tồn với thời gian.

Với chiều dài 73,5m, rộng 19,3 m và cao 20,22 m, tượng Nhân sư được nhiều chuyên gia cho rằng có gương mặt giống với diện mạo của pharaoh Ai Cập Khafre.

Khafre là nhà vua thứ tư của triều đại thứ 4 của Ai Cập cổ đại (2575 trước công nguyên - 2465 trước công nguyên). Ông hoàng này đã xây dựng Kim tự tháp Giza thứ hai và thứ ba.

Mới đây, Bộ Cổ vật Ai Cập tiết lộ bí mật đáng chú ý về vị trí của tượng Nhân sư có liên quan đến Mặt trời.

Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, tượng Nhân sư nằm ở vị trí đặc biệt so với Mặt trời vào một khoảnh khắc thiên văn đặc biệt trong tiết xuân phân.

Hiện tượng này chỉ xảy ra mỗi năm 2 lần, vào tháng 3 và tháng 9. Vào thời gian phân điểm, trục của Trái Đất không hướng về mà cũng không cách xa khỏi mặt trời, có nghĩa là bán cầu Nam và bán cầu Bắc nhận được lượng ánh sáng mặt trời như nhau. Nói cách khác, ngày và đêm có độ dài bằng nhau.

Mọi người đều biết rằng, các loài họ mèo thường thích tắm nắng. Theo đó, tượng Nhân sư không phải ngoại lệ. Bức tượng khổng lồ nửa người, nửa sư tử này được tạc ra từ đá vôi.

Tượng Nhân sư cũng nằm ở vị trí đặc biệt trong thời tiết ngày hạ chí vào tháng 6, khi mặt trời lặn giữa hai kim tự tháp của pharaoh Khufu và và pharaoh Khafre.

Vị trí của Nhân sự vào các tiết phân và hạ chí cho thấy người Ai Cập cổ đại đã đặt bức tượng này ở đó một cách có chủ ý.

Mời độc giả xem video: Khám phá kim tự tháp Ai Cập. Nguồn: VTV1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-vi-tri-cuc-ky-dac-biet-cua-tuong-nhan-su-noi-tieng-ai-cap-1359234.html