Cứu con trước khi quá muộn

Mình đã từng loay hoay, đã từng mắc sai lầm nên mình muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh tỉnh nhiều bố mẹ, hy vọng bố mẹ sẽ cẩn trọng hơn trong phương pháp dạy con, đừng nên coi thường những cảm xúc tiêu cực của con, đặc biệt là ở tầm tuổi mới lớn này.

Năm ngoái con gái mình phải nhập viện vì bị trầm cảm và ảo thanh chỉ vì sự chủ quan của mình. Sở dĩ con đã lớn, cũng 15 tuổi rồi nên mình không kiểm soát con quá nhiều để con tự giác, chỉ nhắc con đi ngủ sớm, và không được để ảnh hưởng tới việc học.

Thế nhưng từ khi nào, con đã nghiện điện thoại không lối thoát, lúc nào cũng cầm khư khư lúc ăn, lúc ngủ, thậm chí cả khi đi tắm. Con thức đến 1-2 giờ sáng chỉ để lướt mạng trong vô thức. Nhiều lúc mệt quá con ngủ thiếp đi, nhưng chỉ cần nghe tiếng thông báo từ điện thoại là lại bật dậy vào mạng xem. Mình thấy vậy không ổn, quán triệt lại chỉ cho con dùng mỗi ngày 3 tiếng. Từ đó, con trở nên nhạy cảm hơn. Vùng vằng mỗi khi mẹ thu điện thoại, lúc thì ủ rũ không nói năng gì. Mẹ hỏi chả thưa, bỏ bữa để không phải ngồi ăn chung với mẹ. Mình còn phát hiện con nói dối và lén lấy trộm máy chơi lúc mình ko có nhà. Con luôn cố tình chống đối để làm mình tức điên lên. Mỗi lúc mình khuyên bảo con lại gân cổ cãi “con không cần mẹ lên lớp, tốt nhất mẹ đừng nói nữa”. Lúc đấy mình chỉ muốn tát cho con 1 cái nhưng may mà kiềm chế được, quá đau lòng và buồn bực. Khoảng thời gian đó, hai mẹ con không thể nói chuyện gì quá 2 câu với nhau. Mình cũng chỉ biết nhắc nhở và tiếp tục kiểm soát giờ giấc của con, mong con sớm hình thành thói quen tốt. Đến khi con bị sụt cân nhanh, tự nhốt mình trong phòng và có dấu hiệu như nói nhảm, mình mới tá hỏa đưa con đi khám thì biết được con bị trầm cảm, có ảo thanh, luôn cảm thấy có người mắng chửi trong đầu. Mình suy sụp vô cùng. Bác sĩ đã nói với mình rằng: Tuổi này cảm xúc của trẻ rất dễ bị xao động, con nghiện điện thoại sẽ cảm thấy u uất vì đột nhiên bị cắt cơn “nghiện” là chuyện dễ xảy ra. Ba mẹ đã dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình chưa?”. Trước giờ mình chưa bao giờ nghĩ đến việc phải dạy con những điều này, lúc còn đang loay hoay thì bác sĩ đã giới thiệu cho bộ sách Huấn luyện cảm xúc tuổi dậy thì. Đọc qua mới biết, sách dạy con nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, biết kiềm chế cơn nóng giận. Không ngờ bộ sách này lại là chiếc phao cứu rỗi 2 mẹ con mình. Con như dần tìm lại được chính mình của trước đây, dần mở lòng hơn. Tối nào mình cũng thấy con mở sách ra đọc, nhiều hôm có thời gian mình cũng cùng ngồi với con, 2 mẹ con tỉ tê đủ chuyện. Con xin lỗi mình vì trước đây đã hỗn hào với mẹ, mình cũng xin lỗi con vì chưa hiểu được tâm lý của con. Thời gian đó, cứ cuối tuần là con dậy đi chợ với mẹ, thi thoảng xin đi chơi cùng bạn. Chiếc điện thoại bị bỏ quên một góc, chỉ để con nhắn tin liên lạc, hay chụp ảnh. Có lần mình thấy con cầm đt đăm chiêu, ngó vào thì thấy đang xem đề thi, con còn tương tác nhiều với nhóm “Quyết tâm thi đỗ Ngoại thương” trên Facebook nữa. Lúc đó mình mới thở phào, con gái mình đã trưởng thành thật rồi. Thực sự “nghề” làm bố mẹ chính là nghề vất vả nhất vì vừa phải đi làm, vừa phải tìm cách quản lý, dạy con sao cho khéo. Mình đã từng loay hoay, đã từng mắc sai lầm nên mình muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh tỉnh nhiều bố mẹ, hy vọng bố mẹ sẽ cẩn trọng hơn trong phương pháp dạy con, đừng nên coi thường những cảm xúc tiêu cực của con, đặc biệt là ở tầm tuổi mới lớn này.

Cách giúp trẻ vượt qua trầm cảm

Dưới đây là một số bước cơ bản mà bạn có thể thực hiện để hỗ trợ con:

1. Nhận biết dấu hiệu trầm cảm

- Trẻ thường xuyên buồn bã, lo lắng, mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây chúng yêu thích.

- Sự thay đổi trong giấc ngủ, ăn uống, và năng lượng.

- Trẻ có thể biểu hiện tức giận, cáu gắt, hoặc thu mình, cô lập khỏi bạn bè và gia đình.

2. Lắng nghe và thể hiện sự thấu hiểu

- Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc của mình và lắng nghe mà không phán xét.

- Thể hiện rằng bạn hiểu và quan tâm đến những gì con đang trải qua.

3. Tạo môi trường an toàn và hỗ trợ

- Đảm bảo rằng con có một không gian yên tĩnh, an toàn để thư giãn và tự do thể hiện cảm xúc.

- Cung cấp một môi trường gia đình ổn định và yêu thương, tránh tạo thêm áp lực cho con.

4. Khuyến khích hoạt động thể chất và sinh hoạt lành mạnh

- Hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện tâm trạng của trẻ.

- Đảm bảo rằng con có chế độ ăn uống lành mạnh và giấc ngủ đủ giấc.

5. Giới hạn việc sử dụng thiết bị điện tử và mạng xã hội

Giảm thời gian trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, đặc biệt là mạng xã hội, vì điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của trẻ.

6. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn

- Nếu tình trạng của con không cải thiện, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ.

- Liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), có thể rất hữu ích trong việc giúp trẻ vượt qua trầm cảm.

7. Hỗ trợ con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Dạy con cách giải quyết các vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để giúp chúng cảm thấy kiểm soát hơn về cuộc sống của mình.

8. Theo dõi và duy trì sự quan tâm

- Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng của con và duy trì sự quan tâm trong suốt quá trình điều trị.

- Trầm cảm là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng với sự hỗ trợ đúng đắn, trẻ em có thể học cách đối phó và vượt qua. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn, hãy cân nhắc liên hệ với các chuyên gia tâm lý hoặc các tổ chức hỗ trợ trẻ em trong khu vực của bạn.

Lan Phương

Nguồn DNSG: https://doanhnhansaigon.vn/cuu-con-truoc-khi-qua-muon-313081.html