Covid-19 tối 23/2: Thêm 60.355 ca mới; Hà Giang, Hà Nội, Lạng Sơn tiếp tục tăng nhanh; Bác sỹ YHCT phổ biến cách xông tỏi phòng và chữa bệnh

Trong 24 giờ qua cả nước lần đầu ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 tăng vọt lên 60.355, tăng 4.467 ca so với ngày trước đó, tại 62 tỉnh, thành phố (có 42.145 ca trong cộng đồng), 91 ca tử vong. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Giang (+876), Hà Nội (+559), Lạng Sơn (+557).

Trong 24 giờ qua, cả nước lần đầu ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 tăng vọt lên 60.355, tăng 4.467 ca so với ngày trước đó. (Nguồn: TTXVN)

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+876), Hà Nội (+559), Lạng Sơn (+557).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (-1.494), Lào Cai (-650), Bắc Ninh (-337).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 47.264 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 22/2 đến 16h ngày 23/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 60.338 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.467 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 42.145 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.419), Bắc Giang (2.998), Hải Dương (2.944), Hòa Bình (2.595), Bắc Ninh (2.505), Phú Thọ (2.499), Nam Định (2.203), Vĩnh Phúc (2.013), Quảng Ninh (1.868), Hải Phòng (1.816), Ninh Bình (1.739), Hưng Yên (1.617), Yên Bái (1.556), Nghệ An (1.525), Thái Nguyên (1.499), TP. Hồ Chí Minh (1.451), Lào Cai (1.406), Thái Bình (1.385), Lạng Sơn (1.322), Khánh Hòa (1.296), Tuyên Quang (1.277), Đắk Lắk (1.262), Quảng Nam (1.097), Bình Định (1.059), Hà Giang (1.057), Đà Nẵng (918), Cao Bằng (873), Quảng Bình (825), Thanh Hóa (803), Bình Phước (731), Hà Tĩnh (694), Lâm Đồng (636), Điện Biên (560), Bà Rịa - Vũng Tàu (515),

Hà Nam (448), Phú Yên (388), Cà Mau (378), Bình Dương (373), Lai Châu (371), Quảng Trị (327), Gia Lai (314), Đắk Nông (264), Thừa Thiên Huế (226), Bình Thuận (185), Kon Tum (155), Tây Ninh (142), Quảng Ngãi (108), Bắc Kạn (103), Bạc Liêu (98), Đồng Nai (92), Bến Tre (84), Vĩnh Long (69), Trà Vinh (50), Long An (49), Cần Thơ (41), Đồng Tháp (30), Ninh Thuận (19), Sóc Trăng (18), An Giang (14), Tiền Giang (12), Hậu Giang (9), Kiên Giang (8 ).

- Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.771 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Phúc.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.972.378 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.092 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.965.092 ca, trong đó có 2.317.905 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (523.593), Bình Dương (294.644), Hà Nội (218.100), Đồng Nai (100.666), Tây Ninh (89.370).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.641 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.320.722 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.263 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.579 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca

- Thở máy không xâm lấn: 104 ca

- Thở máy xâm lấn: 251 ca

- ECMO: 13 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 22/2 đến 17h30 ngày 23/2 ghi nhận 91 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (3) trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Bình Định (7), Hải Dương (6), Quảng Nam (6), Đà Nẵng (4), Hòa Bình (4 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (4), Hải Phòng (3), Lạng Sơn (3), Nam Định (3), Ninh Bình (3), Phú Yên (3), Bắc Ninh (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Hà Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Sóc Trăng (2), Thái Bình (2), Thanh Hóa (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 84 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

GS.TS. Trương Việt Bình – nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam khuyến cáo người dân cách xông tỏi phòng và chữa Covid-19 như sau:

-Lấy 1 cũ tỏi lột sạch vỏ đâm nhuyễn (chỉ đập nát, đâm, giã nhuyễn, không dùng cách khác như băm hoặc xay). Sau đó để yên 05 phút cho chất alisil được tạo ra đầy đủ trong tỏi.

-Dùng 1 lít nước sôi đổ vào và xông (gọi là xông tỏi). Ta chỉ xông mặt. Có thể đâm tỏi trong tô để tiện xông luôn. Hoặc cho vào nồi cơm điện, 1 củ tỏi to thì dùng 1 lít nước sôi, nếu đông người có thể dùng 2-3 củ tỏi, gừng sống, sả cho vào đun, trùm khăn xông mặt mũi họng hầu.

-Xông 10-15 phút, xong lau khô mặt, tránh ra gió. Hít thật mạnh bằng mũi và miệng cho hỗn hợp hơi nước và alisil vào phổi. Chất alisil này có tác dụng diệt virus rất mạnh, làm tan các cục máu đông.

Phổi sẽ thông thoáng và thở tốt không cần các biện pháp trợ thở. Nếu các bệnh nhân đã nhiễm bệnh thì 1 ngày xông 3 lần, sau bữa ăn. Nhẹ thì 3 ngày, nặng 5 ngày.

Phương pháp này đặc biệt giúp những người bệnh có bệnh nền nặng vẫn thoát được dịch bệnh. Các dịch chất của tỏi khi được hấp thu qua xông sẽ ức chế và tiêu diệt virus. Ngoài ra, còn kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất tế bào T của hệ miễn dịch.

Nếu để phòng lây nhiễm thì chỉ xông 1 lần vào buổi chiều.

Đây cũng là phương pháp dùng để điều trị cảm cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Thực tế cho thấy, nhiều gia đình có người mắc Covid-19 đã thực hiện phương pháp xông hơi: Dùng nồi to, cho thật nhiều loại thảo dược khác nhau vào nồi, rồi mang cả bếp từ vào phòng đun nồi lá để xông, trong phòng lúc nào cũng nghi ngút khói... Tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ Y tế, của các bác sĩ Y học cổ truyền thì người dân cần biết cách xông hơi và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp này.

Theo lý luận của Y học cổ truyền, những trường hợp sốt không ra mồ hôi thì tuyệt đối không được xông, sẽ làm bệnh nặng lên. Trường hợp sốt có mồ hôi thì có thể xông được. Nhưng bản thân bệnh nhân Covid-19 rất khó xác định được sốt có ra mồ hôi hay không nên việc áp dụng liệu pháp xông hơi phải hết sức thận trọng. Tốt nhất, bệnh nhân Covid-19 nên tránh xông hơi toàn thân, xông trực tiếp vào người.

Còn sau khi khỏi bệnh, âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh lại rất nên xông. Lúc này xông đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh nhanh phục hồi, tà khí độc được đẩy ra nhờ xông.

Những người khỏe mạnh, người nhà bệnh nhân Covid-19 rất nên xông hơi toàn thân, xông phòng, xông mũi họng để hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của SARS-CoV-2, đồng thời sát khuẩn vùng mũi họng, phòng ngừa nhiều bệnh lý do virus gây ra, không chỉ SARS-CoV-2.

(theo Bộ Y tế)

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/covid-19-toi-232-them-60355-ca-moi-ha-giang-ha-noi-lang-son-tiep-tuc-tang-nhanh-bac-sy-yhct-pho-bien-cach-xong-toi-phong-va-chua-benh-174915.html