Choáng ngợp bên trong khoang chỉ huy của tàu ngầm hạt nhân

Vận hành tàu ngầm hạt nhân là một công việc cực kỳ đặc thù, bản thân các thủy thủ cũng chỉ biết rõ cách vận hành của một loại tàu ngầm hạt nhân và sẽ vô dụng nếu đưa họ lên một tàu ngầm hạt nhân khác mà không qua học chuyển loại.

Về cơ bản thì cách thức vận hành tàu ngầm từ xưa tới nay không có nhiều thay đổi, tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều loại thiết bị tiên tiến, mang tính chuyên sâu cao, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải có trình độ tốt mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc này.

Giống như trong quá khứ, các thủy thủ tàu ngầm vẫn được lựa chọn từ những người gan dạ, liều lĩnh, thần kinh thép và có thể sống tốt trong môi trường tối tăm chật chội thời gian dài. Tuy nhiên thời buổi hiện đại ngày nay, các thủy thủ ngoài các yêu cầu nói trên còn có cả yêu cầu về trình độ.

Đặc biệt là với tàu ngầm hạt nhân có chứa nhiều loại vũ khí nguy hiểm, việc vận hành chắc chắn không được để xảy ra bất cứ sai sót hay nguy cơ nào trong quá trình sử dụng.

Bên trong khoang chỉ huy của các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay đều được trang bị các loại thiết bị, màn hình hiển thị điện tử hiện đại, giúp chỉ huy có thể bao quát được hàng trăm thông số kỹ thuật của mọi khu vực trên tàu.

Với những tàu ngầm sử dụng lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng, quá trình sử dụng là cực kỳ phức tạp vì riêng việc kiểm soát được lõi hạt nhân này cũng đã là một vấn đề nan giải, đòi hỏi trình độ và chuyên môn hóa rất cao.

Một bảng điều khiển của hệ thống lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ.

Việc vận hành loại lò phản ứng hạt nhân trên tàu đòi hỏi thủy thủ phải được huấn luyện cực kỳ bài bản, đảm bảo không có bất cứ sai sót nào xảy ra khi vận hành lò.

Mặc dù công việc trên tàu ngầm hạt nhân là cực kỳ căng thẳng nhưng giống như trên mọi tàu ngầm khác, một ca làm việc trên tàu ngầm hạt nhân luôn kéo dài tới 12 tiếng - nghĩa là mỗi ngày chỉ cần hai ca làm việc thay phiên nhau và không có ngày nghỉ trong suốt quá trình công tác.

Hệ thống sóng âm trên tàu ngầm dù đã hiện đại và nhạy hơn so với quá khứ nhưng về cơ bản quan trọng nhất vẫn là khả năng và độ nhạy bén của người vận hành.

Bên trong khoang máy của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/choang-ngop-ben-trong-khoang-chi-huy-cua-tau-ngam-hat-nhan/20190623080623119