Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ 'phá sản' như thế nào ở Việt Nam

Kế hoạch Staley Taylor được xem như là trọng tâm của chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ trong đầu những năm 1960 với mục tiêu bình đình miền Nam Việt Nam trong chỉ trong 4 năm.

Theo kế hoạch Staley Taylor một phần trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ, việc bình định miền Nam Việt Nam sẽ bao gồm ba giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn một được coi là giai đoạn quan trọng nhất đó chính là bình định miền Nam bằng cách dồn dân vào Ấp chiến lược. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Theo kế hoạch Staley Taylor một phần trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ, việc bình định miền Nam Việt Nam sẽ bao gồm ba giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn một được coi là giai đoạn quan trọng nhất đó chính là bình định miền Nam bằng cách dồn dân vào Ấp chiến lược. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Việc dồn dân vào trong các ấp chiến lược, sinh sống dưới sự quản lý của quân đội Sài Gòn cùng sự chỉ huy của cố vấn Mỹ được cho là biện pháp hữu hiệu nhất để tách dân thường và du kích, giải phóng ra với nhau. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuy nhiên, khi lập kế hoạch này người Mỹ hoàn toàn không hiểu được bản tính của người dân Việt Nam vốn dĩ không ai muốn rời bỏ mảnh đất tổ tiên mình để lại, kết quả là kế hoạch này đã gặp khó khăn ngay từ khi thực hiện. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thêm vào đó, lực lượng du kích, quân giải phóng liên tục gây áp lực, khiến việc thành lập và đảm bảo an ninh cho các ấp chiến lược trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tới năm 1962, về cơ bản là kế hoạch Ấp chiến lược của Mỹ và quân đội Sài Gòn đã phá sản hoàn toàn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiến hành giai đoạn 2 của kế hoạch Staley Taylor - đó là khôi phục kinh tế và tăng cường sức mạnh cho lực lượng quân đội Sài Gòn. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng được đánh giá là bất khả thi và cuối năm 1963, sau khi Mỹ quyết định sẽ đưa quân vào Việt Nam, việc sử dụng quân đội Sài Gòn để chiến đấu đã bị gạt sang một bên, cuộc chiến chủ yếu được định đoạt bởi binh lính Mỹ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Chính với việc đưa thêm binh lính Mỹ vào chiến trường Việt Nam đã dẫn tới việc số lượng binh lính Mỹ bỏ mạng trên chiến trường ngày càng tăng cao. Kế hoạch Staley Taylor chính thức kết thúc từ lúc quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và từ "Chiến tranh Đặc biệt", phía Mỹ chuyển sang "Chiến tranh Cục bộ" với việc dùng người Mỹ đánh người Việt. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Máy bay của Quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ để tạo ra những "vùng đệm" không có cây cối, tránh việc bị quân giải phóng và du kích đột nhập từ trên rừng xuống đồng bằng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kèm theo đó là những cuộc hành quân quy mô lớn nhắm vào các vị trí được cho là của Quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam với mục đích nhằm triệt tiêu sinh lực của ta ở đây. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mỹ kéo vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chúng mang tới đây những loại vũ khí nguy hiểm, hiện đại có sức công phá cao. Tuy nhiên, những loại vũ khí này dường như vẫn không đủ để đối phó với sự mưu trí của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Bản thân Tổng bí thư Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị nhận định, "Mỹ không thể thắng được ta trong Chiến tranh Đặc biệt và chúng sẽ sớm thay đổi chiến lược ở miền Nam Việt Nam". Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cũng nhờ nhận định mang tính chiến lược này mà Quân Giải phóng đã chủ động thay đổi cách đánh trên chiến trường cho phù hợp với thế trận, đảm bảo được sinh lực của ta cũng như gây áp lực lớn cho mọi lực lượng Mỹ đưa vào chiến trường. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cũng chính vì thất bại của Chiến tranh Đặc biệt, Mỹ đã sử dụng chiến tranh Cục bộ và tăng quân số ở miền Nam Việt Nam lên đỉnh điểm là hơn 550.000 quân. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Việc tăng quân số và leo thang chiến tranh ở miền Nam Việt Nam cũng khiến thương vong của Mỹ tăng theo, lên tới hơn 55.000 quân, tương đương với 10% quân số Mỹ triển khai ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mời độc giả xem Video: Những năm đầu tiên của Mỹ ở chiến trường Việt Nam do chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-dac-biet-cua-my-pha-san-nhu-the-nao-o-viet-nam-1051535.html