Chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2020, Hoa Lư - Ninh Bình

II. Tình hình phát triển du lịch Ninh Bình

2.2. Đầu tưhạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm du lịch

a. Đầu tư,nâng cấp hạ tầng du lịch

Cơ sở hạtầng phục vụ các hoạt động du lịch từng bước đồng bộ, hệ thống giao thông kếtnối các tuyến, điểm du lịch được hoàn thiện và thường xuyên được bảo trì, nângcấp tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách du lịch nhất là ở các khu du lịchtrọng điểm như: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái TràngAn, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch tâm linh chùa BáiĐính, Khu du lịch sinh thái Vân Long...

Những năm gần đây không còn xảy ra tìnhtrạng tắc nghẽn lâu vào mùa cao điểm, các phương tiện tham gia vận chuyển khách(thuyền và xe điện) đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, thực hiệnviệc chuyên chở khách theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.

b. Đầu tưcơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Tỉnh đãkhuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào lĩnh vựcdịch vụ du lịch và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án đầu tư cơ sở vậtchất kỹ thuật du lịch, với tổng mức đầu tư 16.212 tỷ đồng, trong đó có nhiều dưạ́n đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Emeraldaresort, khách sạn Ninh Bình Legend, Hoàng Sơn Peace, The Reed, Hidden Charm,Bái Đính;… các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm như: Sân golf HoàngGia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C..; nhiều khu, điểm du lịch đã hoàn thiệnđi vào hoạt động thu hút một lượng khách đến Ninh Bình như: KDL sinh thái TràngAn, KDL tâm linh chùa Bái Đính…

Các cơ sởlưu trú, dịch vụ ăn uống, nhà hàng dần đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hướngtới sự phát triển bền vững và từng bước khẳng định thương hiệu. Tính đến hếttháng 11/2019, toàn tỉnh có 643 cơ sở lưu trú với tổng số 7.781 phòng ngủ. Trongđó có: 42 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Tỉnh đã quan tâm, tạo điêùkiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các trung tâm tổ chức hội nghị, nhàhàng cao cấp, như: Trung tâm Hội nghị Bái Đính, Nhà hàng Cung đình, Nhà hàngHoàng Giang và các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, như: Sân golfHoàng Gia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C, siêu thị Vinmart.

c. Phát triển sảnphẩm du lịch

Ninh Bình đang nỗlực đầu tư phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa gắn với nâng cao chấtlượng các sản phẩm du lịch. Đến nay, một số loại hình du lịch đã khai thác vàphát triển như: du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, dulịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao... Để xây dựng chuỗi sảnphẩm du lịch liên tỉnh, tỉnh Ninh Bình đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác pháttriển du lịch với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nghệ An.

Tích cực triểnkhai các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa (279 di tích cấptỉnh, 81 di tích cấp quốc gia) phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, pháttriển các sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch như: Làngnghề thêu Văn Lâm; làng đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân; làng nghề cói ở huyện KimSơn....

Hiện nay, tỉnhNinh Bình đang tập trung các nguồn lực đầu tư để năm 2020 đưa vào phục vụ kháchdu lịch một số sản phẩm mới như: Trung tâm bảo tồn gấu, Công viên động vậthoang giã quốc gia tại Ninh Bình, bãi biển Cồn Nổi... Hàng năm, tổ chức Tuần Dulịch Ninh Bình với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” góp phần đa dạng hoásản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch về Ninh Bình trong mùa thấp điểm.

(Còn nữa)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chao-mung-nam-du-lich-quoc-gia-2020-hoa-luninh-binh-20200113083717240p15c43.htm