Cảnh giác với 'Hội chứng trái tim tan vỡ'' trong đại dịch

Các bác sĩ tại một hệ thống bệnh viện Ohio đã phát hiện ra một hậu quả của đại dịch COVID-19: Nhiều trường hợp mắc 'hội chứng trái tim tan vỡ'. Tình trạng - mà các bác sĩ gọi là bệnh cơ tim căng thẳng - xuất hiện tương tự như một cơn đau tim, với các triệu chứng như đau ngực và khó thở.

Gia tăng các trường hợp mắc bệnh cơ tim căng thẳng

Thống kê cho thấy, các chẩn đoán về bệnh cơ tim căng thẳng đã tăng vọt trong những tuần đầu của đại dịch COVID-19 tại 2 bệnh viện của Phòng khám Cleveland. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong tháng 3 và tháng 4, bệnh cơ tim căng thẳng được chẩn đoán ở gần 8% bệnh nhân đến khoa cấp cứu với đau ngực và các triệu chứng tim khác. Con số này cao gấp 4 đến 5 lần so với tỷ lệ được thấy trong thời kỳ tiền đại dịch, dao động trong khoảng 1,5% đến 1,8%. Và trong khi COVID-19 có thể dẫn đến các biến chứng về tim, không có bệnh nhân nào bị bệnh cơ tim căng thẳng được xét nghiệm dương tính với COVID-19. TS. Ankur Kalra, tác giả nghiên cứu cho hay: "Điều đó cho thấy đây là sự căng thẳng của đại dịch”.

Bệnh cơ tim căng thẳng là gì?

Bệnh cơ tim căng thẳng là một chẩn đoán tương đối mới và các bác sĩ vẫn đang cố gắng hiểu nó đầy đủ. Được gọi là bệnh cơ tim căng thẳng là vì căn bệnh có thể phát sinh sau một sự kiện khó khăn về mặt cảm xúc, như ly dị hoặc cái chết của người thân. Nhưng các tình huống căng thẳng khác (tai nạn giao thông hoặc phẫu thuật) cũng có thể là tác nhân.

Bệnh cơ tim căng thẳng l có thể phát sinh sau một sự kiện khó khăn về mặt cảm xúc.

Một người có thể phát triển bệnh cơ tim căng thẳng sau khi sống qua trận động đất sau đó đối phó với nỗi sợ hãi của người khác. Tình trạng này được cho là xảy ra khi cơ tim bị tràn ngập hormone căng thẳng. Điều đó tạm thời làm giảm khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này khá khác biệt với một cơn đau tim. TS. James Januzzi, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và là bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston cho biết, các triệu chứng này bắt chước một cơn đau tim. Đối với một người, bệnh cơ tim căng thẳng trông khác với một cơn đau tim trên điện tâm đồ. Khi chụp động mạch, không tìm thấy tắc nghẽn ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim căng thẳng. May mắn thay, những người mắc bệnh thường hồi phục nhanh chóng, không bị tổn thương tim lâu dài.

Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19

Các chuyên gia cho rằng, tất cả các căng thẳng của đại dịch (từ nỗi sợ virus đến mất việc làm đến sự cô lập xã hội) khiến bệnh cơ tim căng thẳng tăng lên. TS. Januzzi cho hay, điều lạ là, không có bệnh nhân nào được xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu đại dịch, nhiều bệnh viện ở Hoa Kỳ có số bệnh nhân đau tim giảm đáng kể - có thể vì mọi người sợ nhập viện và không gọi cấp cứu. Các chuyên gia khuyên, bất kỳ ai có các triệu chứng đau ngực và khó thở cần đến phòng cấp cứu và để được các bác sĩ khám và loại trừ bệnh. Đồng thời, các chuyên gia cũng kêu gọi mọi người cố gắng hết sức để kiểm soát căng thẳng - ví dụ như tập thể dục thường xuyên hoặc sử dụng thiền để làm dịu tâm trí, tránh những cơn đau tim có thể bất ngờ xảy ra.

Hà Nam

((Theo webmd.com 9/7/2020))

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-voi-hoi-chung-trai-tim-tan-vo-trong-dai-dich-n177018.html